Ba câu cuối của bài thơ là biểu tượng đẹp nhất, giàu chất thơ nhất về tình đồng chí, đồng đội cao đẹp.

Một phần của tài liệu Đề cương văn 9, sửa xong (Trang 53 - 58)

III. Giá trị tác phẩm

3. Ba câu cuối của bài thơ là biểu tượng đẹp nhất, giàu chất thơ nhất về tình đồng chí, đồng đội cao đẹp.

đồng chí, đồng đội cao đẹp.

- Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc:

“Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”

Cơng việc thực sự của người lính, và tình đồng chí được tơi luyện trong thử thách gian lao, trong công việc đánh giặc thực sự là thử thách lớn nhất. Cũng chính ở cái nơi mà sư sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc ấy thì tình đồng chí mới thực sự thiệng

liêng, cao đẹp. Ba câu thơ cuối như đã dựng lên bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí. Trên cái nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên: Trong cảnh “ r ừ n g hoang sương mu ối” - rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau, im lặng, phục kích chờ giăc tới. Từ “chờ” - > tư thế chủ động. Hình ảnh của họ sát cánh bên nhau vững chãi làm mờ đi cái gian khổ ác liệt của cuộc chiến, tạo nên tư thế thành đồng sát vách trước qn thù. Tình đồng chí khiến họ vẫn bình thản và lãng mạn bên thềm cuộc chiến đấu, thấy cuộc đời vẫn đẹp đẽ và thơ mộng ngay giữa nguy hiểm, gian lao.

- Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Tồn cảnh và tình cảm ấm nồng của người lính với đồng đội của anh - > Ca ngợi sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Tình đồng đội đã sưởi ấm lịng các anh giữa rừng hoang mùa đơng và sương muối buốt giá.

- Hình ảnh “đầu súng trăng treo ” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điếm nhấn của

3 phần, điểm sáng của tồn bài thơ. Hình ảnh thơ rất thực và cũng rất lãng man. Hình ảnh này là có thật trong cảnh giác, được nhắn ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giăc. Trong những đêm phục kích giặc giữa rừng khuya, người lính cịn có thêm một người bạn là trăng. Trăng treo trên nền trời, nhìn "lên trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhịp thơ ở đây là nhịp 2-2 như gơi lên nhịp lắc của một cái gì chung chiêng lơ lửng trong bát ngát chứ không phải là cột chặt, vừa thực vừa gợi lên nhiều liên tưởng phong phú: súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình. Sự hồ nhịp giữa súng và trăng vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước: người lính cầm súng là để bảo vệ cuộc sống hồ bình, độc lập, tự do cho Tổ quốc. Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. Tất cả đã hoà quện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ như nhãn tự của cả bài, vừa mang tính hiền thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đep của tình đồng chí thân thiết.

- Chỉ 3 câu - > là bức tranh về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đep đẽ giàu chất thơ về cuộc đời người chiến sĩ, của tình đồng chí, đồng đơi.

- Ngơn ngữ thơ cơ đọng hình ảnh chân thực gợi tả, có sức khái quát cao nhằm diễn tả cụ thể quá trình phát triển của 1 tình cảm Cách mạng thiệng liêng: Tình đồng chí - một tình cảm chân thực không phô trương mà lại vô cùng lãng mạn và thi vị.

- Giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình, tha thiết.

- Bài thơ đã đánh dấu một bước ngoặt mới cho khuynh hướng sáng tác của thơ ca kháng chiến.

Đặc biệt là cách xây dụng hình tượng người chiến sĩ Cách mạng, anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

* Mỏt số câu hỏi xoay quanh bài thơ:

Câu 1: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”của Chính Hữu.

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc: “Đêm nay... trăng treo”đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.

(Tham khảo phần 3 của bài phân tích)

Bài thơ kết thúc với những hình ảnh thật đẹp, thật có ý nghĩa. Nó là biểu tượng thiêng liêng của tình đồng chí cùng chung chiến hào:

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

- Đối lập với hiện thực khắc nghiệt của những đêm dài lạnh giá nơi “rừng hoang sương muối” là những người lính đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới trong cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Từ “chờ” cũng đã nói rõ cái tư thế. Cái tinh thần chủ động đánh giặc của họ. Rõ ràng khi những người lính đứng cạnh bên nhau vững chãi thì cái gian khổ, ác liệt của cuộc chiến bị 111ờ đi. Tầm vóc của những người lính bỗng trở nên lớn lao anh hùng. Sức mạnh của tình đồng chí lại càng nổi bật:

- Rõ ràng, tình cảm đồng chí ấm áp, thiệng liêng đã mang đến cho người lính nét lãng mạn, cảm hứng thi sĩ trong hiện thực đầy khắc nghiệt qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Bốn chữ “Đầu súng trăng, treo” làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý cho người đọc- trong đêm phục kích giặc, người chiến sĩ bỗng phát hiện mũi súng như treo một vầng trăng, từ “treo” đã tạo nên một mối quan hệ bất ngờ độc đáo, nối liền mặt đất với bầu trời, gợi những liên tưởng thú vị vừa hiện thực lại vừa lãng mạn.

Hiện thực vì đêm khuya trăng trên vịm trời cao đã sà xuống thấp dần ở vào một vị trí và tầm nhìn nào đó, vầng trăng như treo trên đầu mũi súng của người chiến sĩ đang phục kích chờ giặc.

+ Lãng mạn vì trong hồn cảnh hết sức gian khổ khốc liệt: đêm đông giá lạnh, rừng hoang sương muối, cái chết cận kề, tâm hồn nhậy cảm của người chiến sĩ vẫn tìm thấy chất thơ bay bổng trong vẻ đẹp bất ngờ của trăng. “Súng” là biểu tượng của chiến đấu, “trăng” là biểu tượng của cái đẹp, cho niềm vui lạc quan, cho sự bình yên của cuộc

sống. Súng và trăng là hư và thực, là chiến sĩ và thi sĩ, là “một cặp đồng chí” tơ đậm vẻ đẹp của những cặp đồng chí đang đúng cạnh bên nhau. Chính tình đồng chí đã làm cho người chiến sĩ cảm thấy cuộc đời vẫn đẹp, vẫn thơ mộng, tạo cho họ sức mạnh chiến đấu và chiến thắng.

=> Hiếm thấy một hình tượng thơ nào vừa đẹp vừa mang đầy ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đẩy bất ngờ góp phẩn nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc.

=> Như vậy tình đồng chí trong bài thơ là tỉnh cảm sâu sắc chân thành của những con người gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu vĩ đại vì một lý tưởng chung.

Câu hỏi tương tự : Sửa lỗi câu văn sau: Với hình ảnh “đầu súng trăng treo” đã diễn tả đầy sức gợi cảm mối tình tình đồng chí keo sơn trong bài thơ “đồng chí” được sáng tác năm 1954 sau chiến thắng Việt Bắc.

Triển khai đoạn văn có câu chủ đề trên.

Câu 2: Phân tích hình ảnh người lỉnh trong bài thơ “Đồng chí”

- Bài thơ về tình đồng chí đã cho ta thấy vẻ đẹp bình dị mà cao cả cùa người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. - Hoàn cảnh xuất thân: họ là những người nông dân nghèo ra đi từ hai miền đất xa

nhau: “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.

- Họ ra đi vì nghĩa lớn (hai chữ “mặc kệ” nói được cái dứt khốt, mạnh mẽ... mặc dù vẫn luôn lưu luyến với quê hương “giếng nước gốc đa.. ”

- Họ đã trải qua nhũng gian lao, thiếu thốn tột cùng, những cơn sốt rét run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông lạnh giá => Những gian khố càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người lính (miệng cười buốt giá).

+ Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí đồng đội sâu sắc, thắm thiết.

+ Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ là bức tranh đặc sắc trong đoạn cuối của bài thơ.

Câu 3: Theo em, vì sao tác giả đặi tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?

Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phố biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. Đó là cách xưng hơ phổ biến của nhũng người lính, cơng nhân, cán bộ từ sau Cách mạng. Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới.

Câu 4: Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hốn dụ mang tính nhân hố trong câu thơ:“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”,

Câu thơ sử dụng phép tu từ nhân hoá, hoán dụ. Nhân hoá thể hiện từ nhớ, cách hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. Nói “Giếng nước gốc đa nhớ người ra

lính” cũng như có thể nói “Q hương nhớ người ra lính”. Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nỗi nhớ trở nên vời vợi, mênh mang, thắm thiết của người dân quê hương

Câu 5: Cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội kháng chiến chống Ph á p

- Bài thơ “Đồng chí” làm hiện lên hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ buổi đầu kháng chiến bình dị mà cao cả.

- Đó là những người lính xuất thân từ nơng dân: “Q hương anh nước mặn đồng chua - Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

- Họ đã sẵn sàng bỏ lại những gì thân thiết quý giá của cuộc sống nơi đồng quê để ra đi vì nghĩa lớn, nhung vẫn nặng lịng gắn bỏ với làng q thân u. Họ khơng chỉ nhớ q mà cịn cảm nhận được nỗi nhớ nhung của quê hương: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày - Gian nhà khơng, mặc kệ gió lung lay - Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.

- Những người lính cách mạng đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng, những cơn “sốt run người”, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh. Họ vẫn “cười trong buốt giá, vẫn nhìn thấy cái nên thơ, lãng mạn của thiên nhiên, rừng núi giữa cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt. Những gian lao, thiếu thốn càng làm sáng lên vẻ đep người lính, sáng lên nụ cười của thơ.

- Vẻ đep nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ tình yêu nước: “T h ư ơ n g n h a u t a y n ắ m l ấ y b à n t a y ” . Đó là cội nguồn sức mạnh gíup họ vượt lên tất cả và chiến thắng. Kết tinh vẻ đep của người lính và tình đồng chí của họ là bức tranh đăc sắc trong 2 câu cuối bài.

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHƠNG KÍNH

Một phần của tài liệu Đề cương văn 9, sửa xong (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w