II. Bài thơ có bao nhiêu từ hát, cả bài cũng là một khúc ca, đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưỏng, giọng điệu của hài thơ?
a. Khổ thơ thứ năm diễn tả sự xúc động mãnh liệt của nhà thơ.
"Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rung như là đồng về bể
như là sông là rừng "
- Nhà thơ lặng lẽ đối diện với trăng trong tư thế lặng im có phần thánh kính: “Ngửa mặt lên nhìn mặt”. Từ “mặt” cuối câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng nghĩa của ý thơ.
+ Nhà thơ đối diện với mặt trăng, người ban tri kỷ mình đã lãng quên, vầng trăng đối diện với con người hay nói cách là quá khứ đối diện với hiện tại; thuỷ chung tình nghĩa đối diện với bạc bẽo, vơ tình và lãng quên để tự thú về sự bội bạc của mình.
+ Đối diện với trăng nhà thơ làm thức tỉnh tình cảm, lương tâm con người: như nhìn thấy cả mặt trong đó và tư vấn lương tâm, hổ thẹn, ân hận về sự thay đổi của mình.
- Cuộc sống đối thoại khơng lời trong khoảnh khắc ấy đã làm nhà thơ “rưng rưng” xúc động vì quá khứ vất vả gian lao nhưng tràn ngập niềm vui cùng với trăng,
với thiên nhiên bấy lâu tưởng đã lãng quên bỗng ùa về trong nỗi nhớ, “rưng rưng” nhưng muốn khóc mà cứ nghẹn ngào...
- Cuộc sổng hiện tại như ngừng lại để con người soi vào qua khử, vào một thời họ đã lãng quên - soi vào chính mình. Có q khứ xa và gần, đất nước và quê-hương, thiên nhiên và cuộc sống, lao động và chiến đấu, tập thể và cá nhân. Trăng cịn gợi lên hình ảnh của hiện tại, sự giàu đẹp, nỗi gian lao vất vả còn phải phấn đấu, niềm tin và hy Vọng, sự hùng vĩ của thiên nhiên và sức mạnh của con người trong cuộc sống thông qua một loạt các điệp từ “như là” cùng nhịp thơ dồn dập, các hình ảnh liệt kê: “như là
đồng là bể - như là sông là rừng”, Tất cả làm cho người đọc thực sự xúc động và hồ
chung cảm xúc với trữ tình của bài thơ.