Đặc điểm của tín dụng xanh và các sản phẩm của tín dụng xanh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu của khóa luận

1.2 Tín dụng xanh tại Ngân hàng thương mại

1.2.3 Đặc điểm của tín dụng xanh và các sản phẩm của tín dụng xanh

a) Đặc điểm của tín dụng xanh:

Tín dụng xanh mang đầy đủ đặc điểm của tín dụng ngân hàng như:

- Thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân.

- Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ khơng phải hồn tồn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.

- Q trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những trường hợp mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thơng hàng hố khơng tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thơng hàng hố bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản. Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hố lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại khơng đáp ứng kịp.

- Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các cá nhân và doanh nghiệp khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động

18

nguồn vốn bằng các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.

- Tín dụng có tính hồn trả: Đây là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Sau khi kết thúc một vịng tuần hồn của tín dụng, hồn thành một chu kỳ sản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay kèm theo một phần lãi như đã thoả thuận.

- Tín dụng là có lịng tin: Trong quan hệ tín dụng “lịng tin” được biểu hiện từ nhiều phía, khơng chỉ có lịng tin từ một phía của người cho vay đối với người đi vay. Nếu người cho vay khơng tin tưởng vào khả năng hồn trả của người đi vay thì quan hệ tín dụng có thể khơng phát sinh và ngược lại, nếu người đi vay cảm nhận thấy người cho vay không thể đáp ứng được yêu cầu về khối lượng tín dụng, về thời hạn vay, …thì quan hệ tín dụng cũng có thể khơng phát sinh. Tuy nhiên, trong quan hệ tín dụng lịng tin của người cho vay đối với người đi vay quan trong hơn nhiều bởi lẽ người cho vay là người giao phó tiền bạc hoặc tài sản của họ cho người khác sử dụng.

Bên cạnh đó, tín dụng xanh mang có những đặc điểm đặc trưng riêng biệt với tín dụng ngân hàng truyền thống như sau:

Thứ nhất, tín dụng xanh được cấp cho các dự án sản xuất, phương án vay

vốn chú trọng đến giảm thiểu khủng hoảng sinh thái và sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên không gây rủi ro cho môi trường. Tuy nhiên, không phải dự án nào có yếu tố “xanh” cũng được cấp tín dụng, các ngân hàng cũng có những tiêu chí nhất định. Đối với doanh nghiệp, các dự án phải chứng minh được tính hiệu quả, minh bạch thơng tin, kinh doanh có lãi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực cơng nghệ “xanh” ít nhất một năm, đặc biệt phải chứng minh được sự đầu tư ra của sản phẩm. Đối với cá nhân, phải chứng minh được năng lực tài chính, có hồ sơ “sạch”, khơng có trong các nhóm nợ xấu tại các ngân hàng.

Thứ hai, nguồn vốn được sử dụng để cấp tín dụng xanh là nguồn vốn xanh

19

tiếp cận nguồn vốn xanh thông qua các thỏa thuận ủy thác của ngân hàng trung ương hay Ngân hàng Nhà nước, các quỹ hỗ trợ cho vay xanh của tổ chức quốc tế hoặc bằng cách trực tiếp phát hành trái phiếu xanh trên thị trường.

Thứ ba, nhiều cơ quan chức năng tham gia và có liên quan đến hoạt động

cấp tín dụng xanh của ngân hàng. Vì vậy, để khuyến khích các nhà đầu tư, Chính phủ hỗ trợ thơng qua các chính sách thuế và cam kết ổn định đầu ra cho các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án thuộc diện ưu tiên hướng tới bảo vệ môi trường, ngân hàng cam kết cung cấp vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi.

Thứ tư, góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính khả thi, hiệu quả của các

dự án kinh tế về phát triển xanh ở các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh với những nhu cầu khác nhau.

b) Các sản phẩm của tín dụng xanh:

Các loại sản phẩm tín dụng xanh phổ biến hiện nay gồm:

- Tín dụng xanh song phương là tín dụng xanh giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

- Cho vay hợp vốn là một nhóm ngân hàng tài trợ cho một dự án xanh, trong đó có một ngân hàng đóng vai trị là trung gian xanh, tiến hành quản lý, tập trung các tài liệu liên quan tới khoản vay;

- Tín dụng xanh xoay vịng chủ yếu tài trợ các hoạt động đầu tư xanh, các dự án xanh; đánh giá khả năng cho vay dựa trên các tiêu chí quản trị, xã hội và mơi trường với lãi suất vay dựa trên điểm đánh giá;

- Tài trợ dự án xanh sử dụng các dòng tiền dài hạn từ một dự án hoặc một danh mục các dự án làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) (Trang 26 - 28)