5. Kết cấu của khóa luận
1.4 Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại các nước về phát triển tín
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh của Ngân hàng thương mạ
ở Trung Quốc
Với hơn một thập kỷ tăng trưởng kinh tế bình quân 10%/năm, Trung Quốc đã và đang phải đánh đổi bằng những tổn thất môi trường rất lớn. Và hiện nay ô nhiễm môi trường và sử dụng năng lượng kém hiệu quả đã đang trực tiếp đe dọa phát triển kinh tế, ổn định xã hội cũng như hình ảnh của Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế. Cùng với việc Trung Quốc nổi lên với tư cách nhà sản xuất và đầu tư trên toàn cầu, các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng bị chú ý nhiều hơn, cả trong nước lẫn ở nước ngồi, về các hoạt động có ảnh hưởng đến mơi trường và xã hội. Các ngân hàng giúp tiếp sức cho sự tăng trưởng này thơng qua việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, thường là trong khung khổ các chính sách kinh tế quốc dân hoặc theo chỉ thị của chính quyền địa phương. Các khoản nợ khó địi gắn liền với các vấn đề môi trường nghiêm trọng của khách hàng đã ảnh hưởng xấu tới một số ngân hàng. Hiện các ngân hàng Trung Quốc đã nhận thức rõ hơn về sự cần thiết của việc các khách hàng doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật Trung Quốc về đánh giá môi trường và ô nhiễm.
Xuất phát từ thực tế đó, Trung Quốc, vào năm 2007, Ủy ban điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC), Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc (MEP) và NHTW Trung Quốc (PBoC) cùng ban hành Chính sách tín dụng xanh. Đây là một văn bản chính sách cấp cao thể hiện quyết tâm chính trị và khuyến khích các ngân hàng Trung Quốc tăng tín dụng vào các doanh nghiệp có nỗ lực tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải. Mục đích sử dụng cơng cụ chính sách tài
33
chính và chính sách ưu đãi để cải thiện hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp và góp phần giảm thiểu ơ nhiễm. Cụ thể như sau:
- Chính sách Tín dụng xanh - Một sáng kiến địi hỏi công tác liên ngành: Chính sách Tín dụng xanh được ban hành nhằm hạn chế cấp tín dụng cho các doanh nghiệp/dự án đang tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường cũng như khuyến khích tài trợ các doanh nghiệp/dự án tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải, theo đó:
+ Tất cả những doanh nghiệp nào khơng thực hiện các đánh giá môi trường bắt buộc hoặc không qua được các sát hạch về ô nhiễm sẽ bị các ngân hàng từ chối cho vay.
+ Các doanh nghiệp đang có các khoản tín dụng ngân hàng mà bị phát hiện có các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị ngân hàng thu hồi lại các khoản vay.
Để đảm bảo chính sách này được triển khai thực hiện, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc đã thiết lập và duy trì một “danh sách đen” liệt kê các doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Các ngân hàng không được cho các doanh nghiệp trong “danh sách đen” vay vốn cho đến khi các doanh nghiệp này hồn thành các nghĩa vụ về bảo vệ mơi trường và được chính thức ra khỏi “danh sách đen”. Thơng tin về các doanh nghiệp này cũng được đưa vào cơ sở dữ liệu tín dụng tại Trung tâm Thơng tin Tín dụng của Trung Quốc để theo dõi và giám sát.
- Chính sách tín dụng xanh - Thơng điệp mạnh mẽ gửi đến ngành ngân hàng về trách nhiệm của ngành đối với bảo vệ mơi trường. Chính sách khuyến khích các ngân hàng có thái độ thích hợp trong quản lý các rủi ro về môi trường và xã hội, góp phần bảo vệ uy tín của ngân hàng. Chính sách cũng mở ra cơ hội kinh doanh mới trong các lĩnh vực liên quan đến tiết kiệm năng lượng và giảm thải. Thêm vào đó một số ngân hàng ở Trung Quốc đã thiết lập hệ thống nội bộ, chính sách, quy trình và cơ sở dữ liệu và cơng cụ để thực hiện chính sách tín dụng xanh này. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) là một điển
34
hình trong việc thiết lập một cơ sở dữ liệu gồm 47.000 khách hàng và những thông tin về môi trường liên quan đến số khách hàng này. ICBC phân loại khách hàng căn cứ vào tác động đối với môi trường theo 9 mức, từ “thân thiện với môi trường” đến “rủi ro đối với mơi trường”.
Ngay trong năm đó, CBRC ban hành Hướng dẫn về cho vay tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải nhằm hiện thực hóa Chính sách tín dụng xanh, biến quyết tâm chính trị cấp cao thành việc triển khai thực tế tại các ngân hàng.
Tiếp đó, CBRC ban hành Hướng dẫn chi tiết thực hiện Chính sách tín dụng Xanh, trong đó đề ra ba lĩnh vực chính trong việc triển khai của các NHTM: quản lý rủi ro mơi trường và xã hội; tìm kiếm các cơ hội kinh doanh liên quan; quản lý việc sử dụng nguồn lực trong hoạt động của bản thân các ngân hàng. Thêm vào đó nhiều quy định hướng dẫn và giám sát hoạt động của ngành ngân hàng được ban hành nhằm mục tiêu chỉ đạo các định chế tài chính thực hiện chính sách Tín dụng xanh một cách nghiêm túc.
Trong thời gian tới, CBRC có kế hoạch xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh giá tồn diện để đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch trong thực hiện chính sách tín dụng xanh (Bản tin môi trường kinh doanh, số 27(30) tháng 10/2009; Kinh nghiệm chính sách tín dụng xanh của Trung Quốc).
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh của Ngân hàng thương mại ở Australia ở Australia
ANZ (Tập đoàn Ngân hàng Úc và New Zealand) là ngân hàng lớn thứ 2 trong nhóm 4 tập đồn NHTM trụ cột của nền kinh tế Úc với tổng tài sản đạt hơn 700 tỷ USD và ngân hàng lớn thứ ba về vốn hóa thị trường. ANZ là tổ chức tài chính ln nêu cao trách nhiệm xã hội và cam kết cho vay một cách có trách nhiệm. Quan điểm của ANZ là các dự án cần tránh được những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trường hợp khơng thể loại bỏ hồn tồn thì cũng phải tìm mọi cách giảm thiểu được những tác động đó.
ANZ cũng là một trong 97 tổ chức tài chính từ 37 quốc gia trên thế giới tham gia vào “Ngun tắc xích đạo” ln hiện thực hóa các cam kết của mình
35
bằng việc đặt ra các tiêu chuẩn, thủ tục và chính sách nội bộ về mơi trường và xã hội trong tài trợ vốn cho các dự án đầu tư. Theo đó, ANZ sẽ khơng cung cấp tín dụng cho những dự án mà khách hàng không thể thực hiện theo các nguyên tắc mà EPs đã đặt ra.
Không chỉ trong nội bộ ngân hàng mà các hoạt động phát triển doanh nghiệp bền vững của ANZ còn tập trung hỗ trợ cộng đồng địa phương và giúp khách hàng thiết lập các phương thức hoạt động bền vững trên nhiều phương diện.
ANZ ln nỗ lực tun truyền và có các chương trình thiết thực để hoạt động kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp luôn bao gồm và gắn liền với tính bền vững về mơi trường và xã hội.
1.4.3 Kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh của Ngân hàng thương mại ở Mỹ ở Mỹ
Bank of America (BoA) là một tập đồn ngân hàng đa quốc gia và cơng ty dịch vụ tài chính Mỹ có trụ sở tại Charlotte, North Carolina. Với tổng tài sản hơn 2.325 tỷ USD, đây là ngân hàng lớn thứ hai ở Mỹ và nằm trong top 10 trên thế giới.
Về mặt chính sách chung, ở cấp tập đồn, BoA cam kết cải thiện môi trường sống thông qua giải pháp tiếp cận, xây dựng chiến lược kinh doanh tồn cầu, tìm kiếm đối tác, hỗ trợ cán bộ cơng nhân viên cũng như cải tổ mơ hình hoạt động và quản trị doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Ngồi hỗ trợ tín dụng xanh, BoA cịn cùng với khách hàng nghiên cứu, triển khai các giải pháp đối kháng biến đổi khí hậu và các thách thức về mơi trường nói chung. Các dự án BoA cho vay tín dụng xanh tập trung vào tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và giao thông, tiết kiệm nước, quy hoạch sử dụng đất và xử lý chất thải. BoA hướng tới đáp ứng nhu cầu vốn cho tất cả đối tượng khách hàng (từ khách hàng doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư cho tới khách hàng cá nhân và SMEs). Đây là điểm cốt lõi của chiến lược kinh doanh vì mơi trường: ưu tiên các khoản tài trợ vốn hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào phát triển bền vững, tạo hiệu ứng tốt cải thiện môi trường sống.
36
Về thực tế triển khai, theo Vũ Thị Kim Oanh (2015; tr. 21-24), từ năm 2007,
các sáng kiến vì mơi trường (Environmental Business Initiatives) của BoA đã tài trợ hơn 126 tỷ USD cho các dự án xanh có lượng phát thải các-bon thấp ra môi trường và hướng tới phát triển bền vững trên tồn cầu. Tính từ năm 2013, khối ngân hàng đầu tư của BoA cũng đã thực hiện nhiều dự án tư vấn (tổng trị giá 33 tỷ USD) có mục tiêu nghiên cứu bảo vệ môi trường. Riêng trong năm 2018, BoA đã tài trợ 21,5 tỷ USD cho các dự án thân thiện với môi trường, phân theo các mảng dịch vụ. Tổng cam kết tài trợ của BoA trong việc đầu tư vào phát triển bền vững, tạo hiệu ứng tốt cải thiện môi trường sống là 455 tỷ USD (bao gồm 2 đợt: 125 tỷ USD đến 2025, dự kiến hoàn thành cuối năm 2019; và 330 tỷ USD đến năm 2030).