Giới thiệu về Ngân hàng BIDV

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) (Trang 47 - 51)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng BIDV

Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên viết tắt: BIDV

Trụ sở chính: Tháp BIDV, 194 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Đăng ký kinh doanh: Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số 0100150619 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà nội cấp lần đầu ngày 03/04/1993, cấp thay đổi lần thứ 25 ngày 20/02/2020.

Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần số 84/GP-NHNN ngày 23 tháng 04 năm 2012, đã được cấp sửa đổi theo Quyết định số 2021/QĐ-NHNN ngày 13/10/2015, Quyết định số 2266/QĐ-NHNN ngày 27/10/2017, Quyết định số 842/QĐ-NHNN ngày 20/4/2018, Quyết định số 1166/QĐ-NHNN ngày 30/5/2018 và Quyết định số 103/QĐ-NHNN ngày 21/01/2020.

Mã số doanh nghiệp: 0100150619 Mã cổ phiếu: BID

Vốn điều lệ: 50.585.238.160.000 đồng. (08/09/2021) Website: http://www.bidv.com.vn

Logo thương hiệu:

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thành lập ngày 26/4/1957, là một trong những tứ đại ngân hàng (thường được gọi là Big 4) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các thành viên còn lại gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank - 1988), Ngân hàng

39

TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - 1963) và Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam (Vietinbank - 1988). Nhóm bốn ngân hàng này đều có quy mơ tài sản, nguồn vốn, doanh thu ở nhóm hàng đầu và đều có Nhà nước đóng vai trị là cổ đơng kiểm sốt (với BIDV, Vietinbank, Vietcombank) hoặc là chủ sở hữu (với Agribank). BIDV là ngân hàng có định chế tài chính lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín và giá trị hàng đầu Việt Nam và là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo quy mô tài sản năm 2019. Ngày đầu thành lập, BIDV có mơ hình tổ chứng hoạt động cịn đơn giản với 8 bộ phận, 12 chi nhánh và tổng số cán bộ chỉ có khoảng 200 người. Đến hiện nay sau 65 năm xây dựng, BIDV đã đạt được những bước phát triển vượt bậc với vốn chủ sở hữu trên 81.017 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 1.721.315 tỷ đồng (30/12/2021). Số lượng cán bộ, nhân viên hơn 27.000 người trong đó số lượng có trình độ đại học trở lên chiếm 91,8%. BIDV nhận thức được rằng nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và thành công của tổ chức. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của BIDV là phải xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của hệ thống. Đạt 189 chi nhánh cùng với 895 số phòng giao dịch trên 63 tỉnh/thành phố. Hơn thế nữa, BIDV đã hiện diện thương mại trên 5 quốc gia và vùng lãnh thổ: các văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia, Lào, Đài Loan, Liên bang Nga; chi nhánh BIDV Yangon tại TP. Yangon, Myanmar. Phục vụ hàng triệu khách hàng cá nhân và hàng nghìn khách hàng doanh nghiệp, tổ chức trên cả nước và các quốc gia hiện diện đã được cung cấp các giải pháp tài chính với chất lượng dịch vụ vượt trội, điều đó đã tiếp tục đưa BIDV nằm trong nhóm đứng đầu thị trường với tốc độ tăng trưởng cả về quy mơ và lợi nhuận, góp một phần lớn trong sự vận hành của nền kinh tế Việt Nam.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

40

- Ngày 26/04/1957, BIDV được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính gắn với thời kỳ "lập nghiệp - khởi nghiệp" (1957 - 1981) với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng Tổ quốc ở miền Bắc và chi viện cho cuộc chiến tranh thống nhất ở miền Nam.

• Giai đoạn 1981 – 1990:

- Đây là giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế. Nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Việt Nam thực hiện đổi mới kinh tế, chuyển từ mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mơ hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong bối cảnh đó, ngày ngày 24 tháng 6 năm 1981, Ngân hàng Kiến thiết được chuyển từ vị thế trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với tên mới là "Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam".

• Giai đoạn 1990 - 2012:

- 14/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- 01/01/1995 BIDV chính thức chuyển đổi hoạt động theo mơ hình Ngân hàng thương mại.

- Trong giai đoạn suy giảm kinh tế thế giới (2007 – 2008), BIDV lựa chọn mở rộng đầu từ hoạt động trên thị trường quốc tế - mở văn phòng đại diện, lập chi nhánh ở nước ngồi, đồng thời tìm cơ hội, hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngồi.

• Giai đoạn 2012 – 2022:

- 01/05/2012 chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sau khi đã được cổ phần hóa.

- 24/01/2014 Cổ phiếu BIDV (mã BID) chính thức niêm yết trên sàn chứng khốn. Với số lượng cổ phiếu là 2.811.202.644 cổ phiếu (Hai tỷ, tám trăm mười một triệu, hai trăm lẻ hai ngàn, sáu trăm bốn mươi bốn cổ phiếu), tổng giá trị

41

cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá: 28.112.026.440.000 đồng (Hai mươi tám ngàn một trăm mười hai tỷ, không trăm hai mươi sáu triệu, bốn trăm bốn mươi ngàn đồng).

- 23/05/2015 Sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) vào hệ thống BIDV.

- 11/11/2019 KEB Hana Bank - Ngân hàng lớn thứ 3 Hàn Quốc trở thành cổ đơng chiến lược nước ngồi của BIDV, sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV.

- 11/01/2021 Ban hành “Chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV đến năm 2025, tầm nhìn 2030”.

• Giai đoạn 2022 đến nay:

- Vào ngày 26/4/2022, BIDV chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập (26/4/1957 – 26/4/2022).

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh

BIDV được thành lập nhằm thực hiện đầy đủ các giao dịch của một ngân hàng thương mại theo quy định Pháp luật hiện hành, trong đó bao gồm: cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng, …), huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, ký phiếu), dịch vụ tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán (thanh toán trong nước, quốc tế), dịch vụ tài khoản, dịch vụ thẻ ngân hàng, dịch vụ khác (theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh).

Ngoài ra, BIDV hướng tới hình thành tập đồn tài chính nên có thêm các lĩnh vực kinh doanh khác như: hoạt động ngân hàng bán lẻ; hoạt động ngân hàng đầu tư; bảo hiểm.

• Sứ mệnh:

Sứ mệnh của BIDV là đem lại lợi ích, tiện ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội.

• Tầm nhìn:

Tầm nhìn của BIDV là trở thành định chế tài chính hàng đầu khu vực Đơng Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đấu thuộc nhóm 100 Ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á.

42 • Giá trị cốt lõi:

+ Hướng đến khách hàng + Đổi mới sáng tạo

+ Chuyên nghiệp tin cậy + Trách nhiệm xã hội

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Nam (BIDV)

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2021

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)