5. Kết cấu của khóa luận
2.3 Thực trạng phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng BIDV
2.3.2 Một số ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam triển khai hoạt
Nếu như ngân hàng BIDV trong giai đoạn 2016-2020 tập trung chủ yếu nguồn vốn xanh cho các dự án công nghiệp, thủy điện cao và đẩy mạnh năng lượng tái tạo vào cuối giai đoạn thì ngân hàng Agribank - là NHTM dẫn đầu cho vay nông nghiệp, nông thôn (nguồn vốn Agribank hiện chiếm 51% thị phần tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn tại Việt Nam), Agribank nhận thức sâu sắc về những nguy cơ khi nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức to lớn trong q trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường và đặc biệt là vệ sinh an tồn thực phẩm... Chính vì vậy, Agribank quyết tâm đi đầu thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, quản lý rủi ro mơi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, cùng mong muốn xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững.
Để phát triển hoạt động tín dụng xanh, ngân hàng Agribank đã triển khai các hoạt động gắn với thơng điệp “Vì tương lai xanh”: trồng 1 triệu câu xanh
59
trong năm 2020, phát động phong trào thi đua “Nói khơng với rác thải nhựa”, “Giữ gìn với mơi trường làm việc xanh, sạch, đẹp”, …
Agribank triển khai “Chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ nơng nghiệp sạch”. Chương trình tín dụng ưu đãi này được thực hiện với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay được rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại hân hoan đón nhận. Trên thực tế, từ nguồn vốn Agribank nhiều mơ hình sản xuất nơng nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đã và đang thực hiện trên khắp mọi vùng, miền đất nước như mơ hình trồng hoa (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cầ Thơ), mía (Khánh Hịa), … Dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nơng nghiệp sạch tính đến 31/10/2020, doanh số cho vay từ khi bắt đầu triển khai chương trình của Agribank đã đạt gần 30.000 tỷ đồng, dư nợ đạt trên 5.000 tỷ đồng với gần 4.000 khách hàng.
Ngoài việc triển khai gói tín dụng ưu đãi phục vụ nông nghiệp sạch, nông nghiệp cơng nghệ cao, Agribank cũng thực hiện cấp tín dụng đối với các một số dự án tín dụng xanh trong các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo, công nghiệp xanh nhằm đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng xanh, phục vụ nhu cầu khác nhau của khách hàng, cùng vì mục tiêu tăng trưởng xanh của nền kinh tế. Ví dụ như, Agribank tham gia tài trợ cho các dự án điện mặt trời với việc cho vay 490 tỷ đồng tại dự án điện mặt trời Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Dự án có cơng suất 35MW, tổng đầu tư 838 tỷ đồng do Công ty Điện Gia Lai làm chủ đầu tư. Theo đó giá trị mang lại của các dự án là vì các u tố mơi trường và phát triển bền vững.
Cũng là một trong những ngân hàng nắm bắt được xu hướng phát triển bền vững và tiếp cận được nguồn vốn xanh. Trong chiến lược phát triển kinh doanh bền vững của mình, HDBank dành một nguồn lực đáng kể phát triển tín dụng xanh. HDBank đã dành nguồn vốn trung và dài hạn để phát triển tín dụng xanh và được đánh giá là một trong những ngân hàng đang tiên phong về phát triển tín dụng xanh hiện nay. Doanh số giải ngân lũy kế tính đến thời điểm
60
31/12/2019 là 963 tỷ đồng (tương ứng với 553 doanh nghiệp vay vốn). Cụ thể, một loạt các chương trình tiêu biểu về tín dụng xanh của HDBank phải kể đến chương trình tín dụng xanh với quy mô 10.000 tỷ đồng trong năm 2019. Chương trình này dùng để cho vay phát triển nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; cùng với đó là hồng loạt tài trợ dự án cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, cho vay phát triển điện mặt trời áp mái. Điển hình là dự án “Mua, Xây, Sửa nhà xanh” nhằm hỗ trợ các cá nhân, hộ kinh doanh có khả năng xây lắp hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với lãi suất ưu đãi. Với chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, rất nhiều hệ thống điện mặt trời đã được triển khai, xây lắp tại các hộ dân thơng qua chương trình “Mua, Xây, Sửa nhà xanh” của HDBank.
Ngoài ra, để người dân tại địa bàn nơng thơn có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng, tăng gia sản xuất, HDBank đã triển khai nhiều hội nghị, hội thảo tại khu vực nông thôn nhằm cung cấp kiến thức giải pháp tài chính, kiến thức về kỹ thuật canh tác thông qua sự hợp tác của HDBank với các đối tác lớn, góp phần thiết thực cải thiện, nâng cao đời sống của người dân tại địa bàn nơng thơn. HDBank đã triển khai gói tài trợ cho các dự án năng lượng sạch - dự án điện mặt trời với tổng số vốn lên đến 7.000 tỷ đồng, phục vụ các dự án điện mặt trời nối lưới thuộc quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam.
HDBank cịn triển khai mạnh chương trình tín dụng xanh điện mặt trời với quy mô lên đến 10.000 tỷ đồng, dự kiến tăng lên nữa tùy theo sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Tính đến ngày 30/9/2019, HDBank đã tài trợ gần 10.000 tỷ đồng (dư nợ khoảng 5.775 tỷ đồng) cho các dự án điện mặt trời thương mại và điện mặt trời áp mái tại Việt Nam với tổng quy mô dự án đạt 725 MWp. Với mỗi MWp giảm phát thải lên tới 25.000 tấn CO2, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng địa phương và quốc gia, hội nhập toàn cầu. Đối với chủ đầu tư, HDBank tài trợ vốn với tỷ lệ tài trợ đến 70% tổng mức đầu tư. Thời hạn cho vay lên đến 12 năm. Tài sản đảm bảo đa dạng bao gồm tài sản và nguồn thu hình thành từ vốn vay.
61
HDBank cũng triển khai mạnh các gói tài trợ chuỗi khép kín, từ tài trợ nhà phân phối đến tài trợ các nhà cung cấp của gần 30 chuỗi cung ứng; gắn kết và giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững chuỗi tồn cầu; góp phần định hướng doanh nghiệp Việt Nam theo xu hướng xanh của thế giới, giảm năng lượng tiêu thụ, giảm khí thải CO2, giảm ơ nhiễm môi trường; giấy phép đầu tư dự án/phương án thể hiện dự án, phương án phù hợp với mục đích vay vốn và mục tiêu tăng trưởng xanh.đáp ứng các tiêu chí sản xuất khắt khe từ các nhà phân phối lớn tên tuổi trên thế giới; tối ưu hóa được chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm về mặt chi phí kinh doanh; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng; gián tiếp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.
Nhờ tích cực xây dựng và triển khai các chương trình tín dụng xanh với tổng công suất các dự án tái tạo được tài trợ tính đến 31/12/2020 tổng dư nợ tín dụng xanh của HDBank là 20 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 7% tổng dư nợ của cả nước năm 2020 ít hơn so với ngân hàng BIDV (24,2%).