5. Kết cấu của khóa luận
3.3 Một số giải pháp kiến nghị
3.3.1 Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước
a) Đối với Chính phủ
Xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng xanh cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách tín dụng xanh tại Việt Nam, bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ưu đãi dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IFC, ADB, JICA, KfW...), huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu xanh để tài trợ các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, tiết kiệm năng lượng.
- Xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh của NHNN, trong đó đưa ra các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các ngành/lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất, làm cơ sở để lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh cho khách hàng. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 82 ngành kinh tế, xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án thân thiện với môi trường. Nhất là tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách tín dụng xanh.
- Cần tăng thêm các chế tài đối với dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường, tác động xấu đến xã hội, đánh thuế cao đối với các dự án gây ơ nhiễm mơi trường, thu phí xả thải; đồng thời cần có chính sách ưu đãi về thuế, khuyến khích đầu tư, nguồn vốn ưu đãi đối với dự án thân thiện môi trường. Tất cả các hoạt động sẽ có tác dụng cộng hưởng để doanh nghiệp hiểu đúng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững.
68
- Chính phủ kết hợp với Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xây dựng hướng dẫn ngân hàng xanh, tín dụng xanh để thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2025 và hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam; sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về tín dụng ngành, lĩnh vực, hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng, hoạt động bảo lãnh.
b) Đối với Ngân hàng Nhà nước
Một là, bên cạnh các chỉ thị đã ban hành, NHNN cần tiếp tục xem xét cân
nhắc bổ sung các yếu tố mơi trường theo các quy định tạo ngun tắc xích đạo và quy trình chung về quản lý mơi trường trong cấp tín dụng do IFC xây dựng để hồn thiện khung pháp lý hỗ trợ hoạt động tín dụng xanh.
Hai là, Ngân hàng Nhà nước khơng nên tính nguồn vốn cho vay dự án xanh,
sạch vào tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, ưu đãi tái cấp vốn, tái chiết khấu. Ngồi ra, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể xtác giả xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với phần nguồn vốn ngân hàng huy động để cho vay dự án tín dụng xanh.
Ba là, tích hợp các thơng tín về xử phạt vi phạm đối với lĩnh vực mơi trường
trong hệ thống thơng tin tín dụng Quốc gia. Cơ sở dữ liệu quốc gia về việc xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thuộc Bộ Tài nguyền và Môi trường cho phép Ngân hàng Nhà nước sử dụng và truyền thơng tin đến Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia làm cơ sở dữ liệu để các tổ chức tín dụng đánh giá trong q trình thẩm định tín dụng. Điều này, giúp các TCTD hạn chế cấp tín dụng xanh cho các dự án đầu tư có lịch sử tác động xấu đến mơi trường. Như vậy sẽ nâng cao ý thức của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, tránh bị xử phạt vi phạm làm ảnh hưởng đến khả năng vay vốn tại ngân hàng.
Bốn là, Ngân hàng Nhà nước cần có quy định về trách nhiệm của TCTD
khi cấp tín dụng xanh cho các dự án mà trong đó q trình triển khai có những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Hiện nay, mới có các quy định
69
xử phạm vi phạm đối với những đối tượng trực tiếp có hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường nhưng chưa có quy định xử lý đề cập đến trường hợp TCTD cấp nguồn tài chính cho các dự án ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường. Chính vì thế cần bổ sung quy định này để tăng cường trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo vệ mơi trường, phát triển bền vững.
Năm là, kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, các NHTM Việt Nam
cần xem xét Nguyên tắc Xích đạo như là một chuẩn mực trong xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, trên cơ sở đó cần xây dựng cho riêng mình những bộ tiêu chuẩn về quản lý rủi ro môi trường và xã hội, từng bước tiến tới đăng ký kiểm định được cơng nhận tổ chức tài chính cam kết thực hiện Nguyên tắc Xích đạo.
Sáu là, cần đẩy mạnh các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động tín
dụng xanh, lồng ghép các nghiên cứu này vào các chương trình đào tạo của NHNN để nâng cao nhận thức của cán bộ ngân hàng và các nhà nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết phải phát triển hoạt động tín dụng xanh nói riêng và mơ hình hoạt động ngân hàng xanh nói chung trong tương lai