5. Kết cấu của khóa luận
2.4 Đánh giá phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng BIDV
2.4.1 Thành tựu trong phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng BIDV
Phần lớn nguồn tài chính cho TDX của các NHTM, tổ chức tín dụng hiện nay dựa vào các chương trình, dự án có nguồn tài trợ quốc tế. Cho vay đối với các dự án đầu tư xanh thường có sự phức tạp trong đánh giá kĩ thuật, công nghệ, thời gian đầu tư dài và chi phí tài trợ cao, do vậy mức độ rủi ro tương đối lớn. Trên thực tế, nhiều dự án phải tạm dừng vì sự phản đối của cộng đồng và xã hội, mặc dù được Chính phủ chấp nhận triển khai và ngân hàng cam kết cấp tín dụng. Bởi nếu triển khai sẽ gây tổn thất cho cả nhà đầu tư cùng với ngân hàng cho vay. Thực tế này đòi hỏi các ngân hàng phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố rủi ro môi trường - xã hội và đánh giá tác động của dự án đến môi trường sinh thái trước khi quyết định cho vay. Bên cạnh đó, trong q trình triển khai dự án, các ngân hàng luôn phải theo giám sát hoạt động và kiểm soát chất lượng
62
dự án. Trong các hoạt động của mình, ngân hàng BIDV đã đạt được các thành tựu như là:
Thứ nhất, BIDV có nguồn vốn tín dụng xanh lớn từ các cơ quan, tổ chức
trong nước và quốc tế.
Thứ hai, BIDV luôn tiên phong đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức
của người lao động thực hiện tiết kiệm và bảo vệ môi trường, đồng thời hỗ trợ cho các chương trình vì mơi trường. Hoạt động đó đã hỗ trợ ngân hàng BIDV thu hút được nhiều tổ chức, doanh nghiệp biết đến hoạt động tín dụng xanh của ngân hàng giúp gia tăng thị phần, khẳng định được vị thế trong lĩnh vực này.
Thứ ba, các sản phẩm tín dụng xanh của BIDV đa dạng hóa trên nhiều ngành nghề như năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh, du lịch xanh, xử lý rác thải, …
Thứ tư, BIDV vẫn ln kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng số ứng dụng
trí tuệ nhân tạo, big data, vạn vật kế nối, sinh trắc học, áp dụng Basel II và tất cả các hoạt động của ngân hàng giúp từng bước giữ vững mục tiêu trở thành ngân hàng số hàng đầu Việt Nam.
Thứ năm, BIDV đã có những cải thiện trong nhận thức về vai trị của mơi
trường trong hoạt động tín dụng nói riêng và ngân hàng nói chung, đã tạo ra một thói quen mới cho người vay trong việc tuân thủ các cam kết về môi trường; tạo ra một phương thức quản lý khoản vay của ngân hàng gắn với các điều kiện môi trường tại các định chế tài chính khi tham gia chuỗi các dự án tài chính nơng thơn I, II, III do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.
2.4.2 Hạn chế trong phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng BIDV
Bên cạnh việc tiên phong trong hoạt động tín dụng xanh, dẫn đầu về quy mô thị phần, đảm bảo hiệu quả, chất lượng và có chiến lược đem đến những thành cơng ban đầu, phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng BIDV cũng bộc lộ những hạn chế:
Thứ nhất, sự phát triển TDX vẫn ở giai đoạn đầu. Tỷ trọng dư nợ TDX chưa
63
Thứ hai, BIDV chưa xây dựng được chiến lược, lộ trình cụ thể cho việc
phát triển ngân hàng xanh theo các cấp độ phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Thứ ba, BIDV chưa thiết kế được sản phẩm tín dụng xanh chuyên biệt, thực
tế BIDV mới chỉ dừng lại ở việc cấp tín dụng cho các dự án thân thiện mơi trường hoặc có lồng ghép đánh giá rủi ro môi trường trong các dự án gây tác động đến môi trường. Trong số những dự án BIDV cấp tín dụng xanh có nhiều dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Việc cấp tín dụng xanh chủ yếu dành cho khách hàng doanh nghiệp, cịn đối với nhóm khách hàng cá nhân các sản phẩn TDX, như: cho vay xây nhà tiết kiệm năng lượng; cho vay mua phương tiện giao thông thân thiệt với môi trường… hầu như chưa có.
Thứ tư, BIDV chưa triển khai hệ thống quản lý rủi ro môi trường - xã hội
một cách đồng bộ. Mặc dù BIDV đã xây dựng khung quản lý rủi ro môi trường - xã hội nhưng tính bắt buộc để thực hiện chưa cao. Hơn nữa, BIDV chưa thành lập được bộ phận chuyên trách thẩm định và phát triển TDX. Hiện nay, bộ phận thẩm định các dự án đầu tư xanh hay các dự án liên quan đến môi trường - xã hội vẫn do các bộ phận thẩm định dự án tín dụng thơng thường của Ngân hàng đảm nhận. Điều này sẽ trở nên phức tạp hơn khi các dự án liên quan đến môi trường - xã hội địi hỏi tính kỹ thuật, quy trình, cách đánh giá và xem xét có những đặc trưng riêng biệt so với các dự án truyền thống. Như vậy, khi xem xét các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cho vay của BIDV mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá rủi ro ở khâu quyết định cho vay, khâu giám sát việc tuân thủ của khách hàng, các biện pháp xử lý khi khách hàng vi phạm các vấn đề môi trường - xã hội chưa được chú trọng. Điều này còn trở nên trầm trọng hơn khi ở khâu quyết định tín dụng, BIDV chủ yếu dựa vào báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường trong hồ sơ tín dụng của khách hàng.
Thứ năm, năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng BIDV, nhất là đội ngũ
64
dự án về môi trường thường có sự phức tạp trong đánh giá kĩ thuật, cơng nghệ. Bản thân các cán bộ tín dụng họ chỉ có chun mơn sâu trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng nói chung, cịn đối với lĩnh vực đầu tư xanh mang tính chất đặc thù địi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ để thẩm định, đánh giá tác động của dự án đến môi trường - xã hội cịn hạn chế. Trên thực tế, có một số cán bộ đôi khi chỉ dựa vào kinh nghiệm thẩm định đánh giá các dự án đã làm trước đó để thẩm định các dự án khác, điều này sẽ đưa ra một quyết định tín dụng thiếu căn cứ và làm cho khoản tín dụng đối mặt với nhiều rủi ro, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái nếu được triển khai.
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, vì nước ta cịn thiếu các cơ chế, chính sách huy động nguồn tài
chính, đặc biệt là các quỹ quốc tế. Hơn nữa, việc thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước cho lĩnh vực này cũng khơng đơn giản. Ngồi ra, nguồn lực công của Việt Nam đang bị phân tán cho rất nhiều mục tiêu ưu tiên khác nhau nên phần dành cho tăng trưởng xanh hiện rất hạn chế.
Thứ hai, các ngân hàng cho rằng sẽ mất đi lượng lớn lợi nhuận do việc thẩm
định tín dụng sẽ bị siết chặt hơn khi xét đến yếu tố môi trường, xã hội. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh tại Việt Nam còn chưa cụ thể và chưa được thực hiện thường xuyên. Những sản phẩm đã được triển khai mới chỉ dừng lại ở mức độ là các chương trình ngắn hạn để thể hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng. Bên cạnh đó, các quy định về ngân hàng xanh cơ bản cịn mang tính chất định hướng, vẫn thiếu các quy định cụ thể, chưa có định nghĩa, khái niệm thống nhất về ngân hàng xanh, thiếu các tiêu chuẩn, điều kiện về ngân hàng xanh.
Thứ ba, các dự án đầu tư xanh luôn tiềm ẩn rủi ro và tính khả thi khơng cao,
trong khi Chính phủ chưa có các khái niệm, quy định, tiêu chuẩn/điều kiện về danh mục các ngành/lĩnh vực xanh dẫn đến khó khăn, thách thức cho các NHTM nói chung cũng như BIDV nói riêng và các TCTD trong q trình thực hiện quy trình lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát hoạt động tín dụng xanh.
65
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN (BIDV) 3.1 Xu hướng phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam
Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đã được xác định là một trong những định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 nhằm đạt được lợi ích kép về giá trị kinh tế và bảo vệ mơi trường. Q trình chuyển dịch từ kinh tế truyền thống sang nền kinh tế xanh của Việt Nam dự kiến tập trung vào các trụ cột là thiết kế, kéo dài vòng đời vật liệu, giảm rác thải, phát thải và khôi phục hệ sinh thái. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng và hồn thiện các chính sách hỗ trợ, huy động và khai thác các nguồn lực hướng tới tăng trưởng xanh, ưu tiên nguồn lực tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất, tiếp cận cơng nghệ tiên tiến. Chính sách tín dụng xanh là một giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh. Các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín dụng xanh.
3.2 Mục tiêu phát triển tín dụng xanh của ngân hàng BIDV
3.2.1 Mục tiêu phát triển chung của ngân hàng BIDV
Trên cơ sở dự báo môi trường kinh doanh năm 2021 và đảm bảo phù hợp với mục tiêu định hướng năm 2021 tại Chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, BIDV đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2021 với các chỉ tiêu chính như sau: Dư nợ tín dụng tăng trưởng dự kiến đạt 12,5% (tuân thủ giới hạn NHNN giao); Huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng, đảm bảo LDR ≤ 85% theo quy định, dự kiến khoảng 13%; Lợi nhuận trước thuế riêng khối NHTM đạt 20.000 tỷ đồng (tăng 58,7%), hợp nhất 20.600 tỷ đồng,tiếp tục xác định phương châm hành động “Kỷ cương - Hiệu quả - Chuyển đổi số”.
66
3.2.2 Mục tiêu phát triển tín dụng xanh của ngân hàng BIDV
Đối với ngành ngân hàng, hoạt động phát triển bền vững liên quan đến mơi trường có thể được xem xét ở khía cạnh ngân hàng đưa các tiêu chí đảm bảo mơi trường vào trong quy trình ra quyết định tín dụng của mình, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Kết quả bảo vệ mơi trường của Chuỗi dự án tài chính nơng thơn do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ và BIDV với vai trị ngân hàng bán bn - là một trong những điển hình xuất sắc cần được nhân rộng và đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong hoạt động của mình, BIDV cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động thực hiện tiết kiệm và bảo vệ môi trường, đồng thời hỗ trợ cho các chương trình vì mơi trường. Ln tiên phong trong việc số hóa các hoạt động ngân hàng, trong kỉ nguyên Cách mạng Cơng nghiệp 4.0, BIDV vẫn ln kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng số ứng dụng trí tuệ nhân tạo, big data, vạn vật kế nối, sinh trắc học, áp dụng Basel II và tất cả các hoạt động của ngân hàng nhằm giữ vững mục tiêu trở thành ngân hàng số hàng đầu Việt Nam.
Tiếp tục song song việc định hướng ngân hàng xanh – phát triển tín dụng xanh vào mục tiêu của chiến lược phát triển ngân hàng đến năm và tầm nhìn đến 2030, BIDV xác định các mục tiêu kinh doanh chủ yếu: Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, tăng trưởng khoảng 14,5%; Tín dụng tăng trưởng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 13%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 12.600 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát thấp hơn 1,6%...Với phương châm hoạt động: “Kỷ cương – Trách nhiệm - Hiệu quả - Bứt phá”, toàn hệ thống BIDV sẽ triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, biện pháp thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, gia tăng chất lượng hoạt động, hiệu quả kinh doanh; tạo điều kiện và phục vụ tốt mọi nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế.
67
3.3 Một số giải pháp kiến nghị
3.3.1 Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước
a) Đối với Chính phủ
Xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng xanh cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách tín dụng xanh tại Việt Nam, bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ưu đãi dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IFC, ADB, JICA, KfW...), huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu xanh để tài trợ các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, tiết kiệm năng lượng.
- Xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh của NHNN, trong đó đưa ra các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các ngành/lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất, làm cơ sở để lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh cho khách hàng. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 82 ngành kinh tế, xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án thân thiện với môi trường. Nhất là tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách tín dụng xanh.
- Cần tăng thêm các chế tài đối với dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường, tác động xấu đến xã hội, đánh thuế cao đối với các dự án gây ơ nhiễm mơi trường, thu phí xả thải; đồng thời cần có chính sách ưu đãi về thuế, khuyến khích đầu tư, nguồn vốn ưu đãi đối với dự án thân thiện môi trường. Tất cả các hoạt động sẽ có tác dụng cộng hưởng để doanh nghiệp hiểu đúng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững.
68
- Chính phủ kết hợp với Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xây dựng hướng dẫn ngân hàng xanh, tín dụng xanh để thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2025 và hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam; sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về tín dụng ngành, lĩnh vực, hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng, hoạt động bảo lãnh.
b) Đối với Ngân hàng Nhà nước
Một là, bên cạnh các chỉ thị đã ban hành, NHNN cần tiếp tục xem xét cân
nhắc bổ sung các yếu tố mơi trường theo các quy định tạo ngun tắc xích đạo và quy trình chung về quản lý mơi trường trong cấp tín dụng do IFC xây dựng để hồn thiện khung pháp lý hỗ trợ hoạt động tín dụng xanh.
Hai là, Ngân hàng Nhà nước khơng nên tính nguồn vốn cho vay dự án xanh,
sạch vào tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, ưu đãi tái cấp vốn, tái chiết khấu. Ngồi ra, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể xtác giả xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với phần nguồn vốn ngân hàng huy động để cho vay dự án tín dụng xanh.
Ba là, tích hợp các thơng tín về xử phạt vi phạm đối với lĩnh vực mơi trường
trong hệ thống thơng tin tín dụng Quốc gia. Cơ sở dữ liệu quốc gia về việc xử