Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP BIDV trong 3 năm gần

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) (Trang 51 - 57)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP BIDV trong 3 năm gần

a) Phân tích bảng cân đối kế tốn

Dưới đây, Bảng 2.1 là bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong 3 năm 2019-2021:

43

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn năm 2019 – 2021

(Đơn vị: tỷ đồng).

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tăng/giảm so với 2020 Tổng tài sản 1.489.957 1.516.686 1.761.696 16,2% Nợ phải trả 1.412.304 1.437.039 1.677.310 16,7% Vốn chủ sở hữu 77.653 79.647 86.329 8,4%

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2019,2020,2021

Mặc dù đại dịch Covid đã có những tác động tiêu cực lên nền kinh tế nói chung và thu nhập của ngân hàng nói riêng. Bằng cách kiểm sốt, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách của cơng ty đã giúp cho ngân hàng có những tăng trưởng ấn tượng. Tổng tài sản trong năm 2021 BIDV tiếp tục là Ngân hàng TMCP có quy mơ tài sản lớn nhất tại Việt Nam đạt 1.761.696 tỷ đồng, tăng trưởng 16,2% so với năm 2020, đạt 1.516.686 tỷ đồng năm 2020 tăng trưởng 1,8% so với năm 2019. Trong đó, tổng nợ phải trả năm 2021 đạt 1.677.310 tỷ đồng chiếm 95,2 % trong tổng tài sản, tăng trưởng 16,7% so với năm 2020 đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng Nhà nước giao. Cịn năm 2020 thì tổng dư nợ này đạt 1.230.569 tỷ đồng chiếm 81% tổng tài sản và 1,8% tăng trưởng so với năm 2019. Về vốn chủ sở hữu thì qua 3 năm 2019, 2020, 2021 của BIDV tăng lần lượt đạt 77.653 tỷ đồng, 79.647 tỷ đồng, 86.329 tỷ đồng. Năm 2021 có mức tăng trưởng 8,4% so với năm 2020, mức tăng trưởng năm 2020 so với năm 2019 là 2,6%.

b) Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 9.026 tỷ, vượt kế hoạch tài chính NHNN giao, tuy nhiên giảm 15,9% so với năm 2019. Nguyên nhân là do BIDV đã chủ động giảm thu nhập 6.400 tỷ để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid19 theo chủ trương của NHNN thông qua cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, phí

44

cho các khách hàng thuộc đối tượng. Chi phí hoạt động kiểm sốt phù hợp với điều kiện kinh doanh nên năm 2020 là 17.692 tỷ đồng chi phí tăng 2,5% so với năm 2019; Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (CIR) là 35,4%, thấp hơn năm 2019 (35,9%). Còn đối với năm 2021 lợi nhuận trước thuế tăng lại đạt được kết quả là 13.548 tỷ đồng, do trong năm Nhà nước cũng như cá nhân tổ chức kinh doanh đã có những giải pháp thích ứng phụ hợp đúng đắn để phát triển hồi phục kinh tế. Chi phí hoạt động kiểm sốt phù hợp với điều kiện kinh doanh: năm 2021 chi phí này là 19.465 tỷ đồng tăng 10% so với năm 2020; Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (CIR) là 31,1%, thấp hơn năm 2020 (35,4%). Lợi nhuận sau thuế đạt 10.841 tỷ đồng tăng 50% trong năm 2021, đạt 7.224 tỷ đồng trong năm 2020 giảm so với năm 2019 đưa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) các năm 2021, 2020 đạt lần lượt là 12,7% và 8,9%. Số liệu tỷ suất này thuộc top đầu ngân hàng, đảm bảo quyền lợi hấp dẫn và tốc độ tăng trưởng bền vững cho nhà đầu tư. Các số liệu được thể hiện chi tiết trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn năm 2019 – 2021

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Tổng thu nhập hoạt động 48.121 50.037 46.823

Tổng chi phí hoạt động 16.116 17.692 19.465

Tổng lợi nhuận trước thuế 10.732 9.026 13.547

Lợi nhuận sau thuế 8.548 7.224 10.841

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2019,2020,2021

c) Hoạt động huy động vốn

Năm 2019, huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.187.162 tỷ, nâng tổng nguồn vốn huy động đạt 1.374.758 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động năm 2020 đạt 1.402.248 tỷ: trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.295.533 tỷ, tăng trưởng 9,1% so với năm 2019; chiếm 11% thị phần tiền gửi toàn ngành. Tổng

45

huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.509.483 tỷ đồng năm 2021, tăng trưởng 16,5% so với năm 2020, gấp 1,8 lần so với mức tăng trưởng năm 2020, hoàn thành vượt kế hoạch; nâng tổng nguồn vốn huy động của BIDV lên 1.641.777 tỷ đồng. Trong đó tiền gửi khách hàng: đạt 1.380.398 tỷ đồng, tăng trưởng 12,5% so với năm 2020, chiếm hơn 11% thị phần tiền gửi khách hàng tồn ngành. Quy mơ huy động vốn ln giữ vị trí đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, chi phí vốn được tiết giảm giúp gia tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, cân đối vốn hiệu quả hỗ trợ nền kinh tế. Kết quả trên tiếp tục thể hiện vị thế của BIDV trên thị trường và sự gắn bó, tín nhiệm của các khách hàng đối với BIDV trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn năm 2019 – 2021

(Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2019 2020 2021 Tổng nguồn vốn huy động 1.374.758 1.402.248 1.641.777 Trong đó: huy động vốn tổ chức, dân cư 1.187.162 1.295.533 1.509.483

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019,2020,2021 của BIDV

Cơ cấu huy động vốn được cải thiện tích cực, góp phần tiết giảm chi phí vốn cho hệ thống:

• Theo đối tượng khách hàng:

Huy động vốn tăng ở tất cả các đối tượng khách hàng. Trong đó, huy động vốn bán lẻ tiếp tục gia tăng về quy mô và tốc độ tăng trưởng, góp phần duy trì nền vốn ổn định. Huy động vốn tổ chức kinh tế duy trì mức tăng tốt ở nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và định chế tài chính (đạt trên 16%), tăng ngoạn mục ở nhóm doanh nghiệp nước ngồi (đạt trên 50%), phù hợp với định hướng điều hành của BIDV.

46 • Theo kỳ hạn và loại tiền:

Quy mô huy động vốn khơng kỳ hạn bình quân năm 2020 tăng trưởng 14,9% so với bình quân năm 2019, tỷ trọng tiền gửi KKH trên tổng huy động vốn bình quân đạt 14,5%, tăng 0,7% so với năm 2019. Tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh về quy mô và tỷ trọng trong tổng huy động vốn; đến 31/12/2021 đạt 267.331 tỷ, tăng 20,8%, so với năm 2020. Quy mô huy động vốn khơng kỳ hạn bình qn năm 2021 tăng 32% so với năm 2020, tỷ trọng trên tổng huy động vốn bình quân đạt 16,8%, cải thiện hơn 2% so với năm 2020, vượt mục tiêu 16% đề ra. Huy động vốn cuối kỳ USD tăng 35% so với năm 2020, mức tăng cao nhất đạt được trong 3 năm qua.

d) Hoạt động tín dụng

Bảng 2.4 dưới đây, thể hiện một số kết quả hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn năm 2019 – 2021.

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn năm 2019 – 2021

(Đơn vị: tỷ đồng, %)

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Dư nợ tín dụng và đầu tư 1.325.737 1.438.520 1.677.310

Trong đó: DNTN TCKT, DN 1.134.503 1.230.569 1.368.029

Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư

02/2013/TT-NHNN 1,59% 1,54% 0,82%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019,2020,2021 của BIDV

Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng trưởng đúng định hướng của NHNN, tập trung dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước và phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế. Năm 2020, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1.438.520 tỷ, tăng trưởng 8,5% so với năm 2019; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1.230.569 tỷ, tăng trưởng 8,5% so với năm 2019, tuân thủ giới hạn tín dụng NHNN giao (tối đa 9%), chiếm 13,4% dư nợ tín dụng tồn nền kinh

47

tế. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2021 đạt 1.677.310 tỷ đồng, tăng trưởng 16,6% so với năm 2020. Dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế và dân cư đạt 1.368.029 tỷ, tăng trưởng 11,2% so với năm 2020, chiếm hơn 13% thị phần tín dụng tồn ngành đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng Nhà nước giao.

Theo đối tượng: Cơ cấu hoạt động cho vay tiếp tục dịch chuyển theo hướng bền vững, tập trung đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giảm dần sự phụ thuộc vào khách hàng doanh nghiệp lớn. Trong đó:

• Khối bán lẻ:

Hoạt động ngân hàng bán lẻ tiếp tục được đẩy mạnh, khẳng định vị trí đứng đầu thị trường về quy mô: Năm 2020 lần đầu tiên dư nợ tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phân khúc khách hàng, dư nợ bán lẻ tăng trưởng 13,7% so với năm 2019, chiếm 35,7% tổng dư nợ tín dụng (tăng 1,6% tỷ trọng so với đầu năm). Số lượng khách hàng cá nhân đạt hơn 11,6 triệu khách hàng, tăng trưởng 14% so với năm 2019, chiếm 11,9% dân số cả nước. Dư nợ bán lẻ đến 31/12/2021 tăng trưởng 25% so với năm 2020, chiếm 39,8% tổng dư nợ tín dụng (tăng 4,1% tỷ trọng so với đầu năm), tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu thị trường về tín dụng bán lẻ.

• Khối bán bn:

Phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) duy trì đà tăng trưởng tốt, theo đúng định hướng của Chính phủ: Dư nợ SMEs tăng trưởng 16%3 so với năm 2019, chiếm 27% tổng dư nợ tín dụng (tăng 1,8% so với năm 2019). Dư nợ tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) tăng 21%, chiếm 2,1% (tăng 0,2% so với năm 2020). Phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) duy trì đà tăng tốt, theo đúng định hướng của Chính phủ: Dư nợ SMEs tăng trưởng 15%, chiếm 22,8% tổng dư nợ tín dụng (tăng 0,8% so với năm 2020).

Theo kỳ hạn: Dư nợ trung dài hạn được cân đối mở rộng cho phân khúc bán lẻ, khách hàng SME, khách hàng FDI; các dự án, chương trình trọng điểm có

48

hiệu quả, đến 31/12/2021 dư nợ trung dài hạn tăng 6,7% so với đầu năm; Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ là 35,7%, thấp hơn so với mục tiêu kiểm soát (39-40%).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) (Trang 51 - 57)