5. Kết cấu của khóa luận
1.3 Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong, … nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
Phát triển tín dụng xanh có thể hiểu là việc phản ánh sự tăng lên về quy mô cho vay các khoản tín dụng với mục đích xanh, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật chất, dịch vụ cũng như chất lượng cấp tín dụng cho các lĩnh vực xanh tại các NHTM và sự biến đổi tích cực cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý có khả năng thu hút nguồn lực từ nước ngồi.
24
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại
Hiện nay, chưa có một quy định thống nhất nào về các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại. Dựa theo thạc sĩ kinh tế Nguyễn Minh Phương (2018) thì việc đánh giá trên dựa theo các chỉ tiêu đánh giá chung của tín dụng ngân hàng và một số chỉ tiêu đánh giá riêng như sau:
a) Chỉ tiêu định lượng
• Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%):
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước
Dư nợ năm trước x 100%
Từ đây, ta có được cơng thức tính tỷ lệ tín dụng xanh là:
= Dư nợ TDX năm nay – Dư nợ TDX năm trước
Dư nợ TDX năm trước x 100%
- Đây là chỉ tiêu dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.
- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
• Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV):
Tỷ lệ tăng trưởng DSCV = DSCV năm nay – DSCV năm trước
DSCV năm trước x 100%
- Tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng nhưng bao
25
gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi.
- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
• Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng xanh:
- Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đơn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay.
Tỷ lệ thu lãi (%) = Tổng thu nhập lãi thuần tín dụng xanh
Tổng thu nhập lãi thuần x 100%
- Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng xanh càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt. Ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng thì chỉ tiêu này sẽ thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai.
• Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này khơng cịn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn.
Phát triển hoạt động tín dụng xanh phải đảm bảo đi đơi với tăng chất lượng tín dụng xanh. Chất lượng tín dụng một phần được thể hiện ở mức độ an tồn vốn tín dụng thơng qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu - đánh giá khả năng thu hồi nợ. Hiện nay, theo thơng lệ quốc tế, tỷ lệ an tồn cho phép là dưới 3%. Việc phát sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
26
Đây là vấn đề mà tất cả các NHTM trên thế giới phải đối mặt, nếu tỷ nợ xấu quá cao, hoạt động ngân hàng sẽ bị tê liệt vì các ngân hàng khơng có vốn để thanh toán cho người gửi tiền khi đến hạn. Ở mức độ trầm trọng, sẽ dẫn tới sự phá sản ngân hàng. Do đó, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu là một công tác hết sức quan trọng tại các NHTM.
Tại Việt Nam, việc phân loại phân loại tài sản có, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng được thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Việc phân loại nợ thực hiện như sau:
+ Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
+ Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn dưới 90. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã được cơ cấu lại phân loại nợ vào nhóm 2.
Các khoản nợ được TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
+ Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày.
Đây là các khoản nợ được TCTD đánh giá khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
27
+ Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày.
Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.
Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt.
• Tăng trưởng số lượng dự án được tài trợ tín dụng xanh:
Là số lượng dự án được tài trợ bởi tín dụng xanh trong một năm được tính bởi cơng thức:
Số dự án được tài trợ tín dụng xanh trong năm n = Số lượng dự án được tài trợ tín dụng xanh năm n – Số lượng dự án được tài trợ tín dụng xanh năm n-1
Số lượng này càng cao thì tăng trưởng về dự án được tài trợ tín dụng xanh năm thứ n tăng càng cao so với năm trước.
b) Chỉ tiêu định tính
• Sự phát triển thị phần:
Chỉ tiêu về thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào bởi chính khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành công cho doanh nghiệp. Lĩnh vực ngân hàng cũng khơng là ngoại lệ vì số lượng khách hàng đến với một ngân hàng càng nhiều thì thể hiện ngân hàng đó càng hoạt động thành cơng, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Ngày này ngày càng nhiều NHTM tập trung phát triển hoạt động tín dụng xanh, thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đến các vấn đề mơi trường và xã hội. Thị phần tín dụng xanh của một ngân hàng trong toàn hệ thống ngân hàng cũng là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng xanh của ngân hàng đó.
• Hệ thống kênh phân phối:
Hệ thống kênh phân phối không chỉ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các cơng ty kinh doanh mà cịn trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là ngân
28
hàng bán lẻ. Tại ngân hàng kênh phân phối có một vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng. Hệ thống kênh phân phối phản ánh sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng xanh nói riêng. Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng được chia làm 2 kênh: kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.
- Kênh phân phối truyền thống (Kênh trực tiếp): Thể hiện ở số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc, sự phân bố các chi nhánh theo lãnh thổ địa lý. Đặc điểm của khách hàng xanh là doanh nghiệp số lượng lớn nhưng dàn trải, đồng thời tâm lý khách hàng ngày càng không muốn bỏ ra thời gian, cơng sức đi xa mới có thể giao dịch được với ngân hàng, trong khi các điểm giao dịch của ngân hàng đối thủ luôn hiện diện khắp nơi. Vì vậy một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch rộng khắp sẽ giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng ở nhiều địa bàn.
Cho đến nay, mặc dù các ngân hàng hiện đại có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ ngân hàng điện tử khác nhau nhưng kênh phân phối truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại. Sở dĩ như vậy vì ngồi nhu cầu thực hiện những giao dịch lớn, các giao dịch liên quan đến tiền mặt không thể thực hiện qua máy ATM hay các kênh điện tử khác, khách hàng cịn có nhu cầu được tư vấn, được trao đổi và được cảm nhận thực sự về NH qua chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng.
- Kênh phân phối hiện đại (Kênh gián tiếp): Kênh phân phối này dựa trên nền tảng công nghệ mới bằng những thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy vi tính, điện thoại. Kênh cung ứng dịch vụ hiện đại ra đời và phát triển nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của các khách hàng cá nhân tại các vùng địa lý khác nhau ngay cả những nơi khơng có chi nhánh hay phịng giao dịch của ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận với ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào. Kênh phân phối hiện đại gồm: Hệ thống ATM, Ngân hàng điện tử (Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking), các hệ thống máy POS, mPOS, …
29
Mức độ đa dạng hố sản phẩm tín dụng xanh phù hợp với nhu cầu thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển hoạt động tín dụng xanh, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hoá sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu khơng, việc triển khai q nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức. Cơ cấu sản phẩm tín dụng xanh khơng đồng đều phản ánh ngân hàng tập trung phát triển những sản phẩm có dư nợ cao. Cơ cấu sản phẩm tín dụng đồng đều thể hiện sự đa dạng về sản phẩm. Tùy theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ mà ngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấu sản phẩm tín dụng phù hợp. Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, nên ngân hàng không ngừng phát triển những sản phẩm tín dụng tốt nhất, tiện ích nhất, khơng chỉ đáp ứng các nhu cầu thuần túy mà còn đáp ứng mọi nhu cầu vốn trong khung khổ pháp luật. Sản phẩm càng đa đạng, ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần.
• Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng:
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, không thể phản ánh thông qua một tiêu thức cụ thể mà phải đánh giá nó thơng qua so sánh với chính sách tín dụng của các ngân hàng khác. Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng thể hiện ở lãi suất cho vay, cam kết giải ngân và các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng. - Chính sách lãi suất cho vay: thể hiện ở phương thức tính lãi vay (tính trên dư nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu), biên độ và kỳ hạn thay đổi lãi suất. Lãi suất huy động và cho vay quyết định chi phí và thu nhập của NHTM.
- Cam kết giải ngân: thể hiện ngân hàng có sẵn lịng giải ngân sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực và khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn hay không. - Các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng như phí thẩm định tài sản đảm bảo, phí thu xếp vốn, phí cam kết rút vốn, phí phạt chậm trả nợ… Khi các ngân hàng đều có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với nền tảng sản phẩm tín dụng tương tự nhau thì tiêu chí minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng
30
ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng trong việc ra quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn.