Các nhân tố tác động đến sự phát triển tín dụng xanh tại ngân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3 Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng thương mại

1.3.3 Các nhân tố tác động đến sự phát triển tín dụng xanh tại ngân

a) Sự phát triển kinh tế

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy định ràng buộc lẫn nhau. Vì thế, bất kỳ sự thay đổi nào của nền kinh tế cũng sẽ gây những biến động đến việc sản xuất của các lĩnh vực khác. Đặc biệt sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đế hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng xanh nói riêng. Chu kỳ kinh tế có tác động lớn đến hoạt động tín dụng xanh. Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, hướng tới những kế hoạch phát triển bền vững thì lúc đó các dự án xanh của doanh nghiệp được triển khai nhu cầu vay vốn sẽ tăng lên do đó NHTM có cơ hội phát triển hoạt động tín dụng xanh. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, sản xuất vượt quá nhu cầu, mất ổn định kinh doanh thì phần lớn doanh nghiệp hạn chế vay vốn hoặc e ngại việc không đủ khả năng chi trả nợ vay cho những dự án xanh của họ.

b) Môi trường pháp luật

Môi trường pháp luật bao gồm hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước là một bộ phận có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng xanh của NHTM. Với vai trò đảm bảo cho việc chuyển nền kinh tế thị trường tự phát, kém tổ chức sang một nền kinh tế thị trường văn minh, pháp luật có một nhiệm vụ hết sức to lớn trong việc tạo ra một môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận tiện và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết mọi tranh chấp, khiếu nại xảy ra. Nếu những văn bản pháp luật không rõ ràng, không đầy đủ khó hiểu sẽ tạo những khe hở pháp luật gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng. Ngược lại, sự chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động tín dụng xanh nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung được diễn ra thơng suốt và hiệu quả. Một hệ thống

31

pháp lý đúng đắn, ổn định và thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM xây dựng đường lối phát triển đi vào quỹ đạo hơn, ngăn chặn kịp thời những rủi ro, những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao được hiệu quả tín dụng. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm sốt và ổn định tiền tệ quốc gia.

c) Đối thủ cạnh tranh

Môi trường kinh doanh ln có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành, NHTM cũng không ngoại lệ. Các ngân hàng sẽ cạnh tranh nhau về lãi suất, sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chính sách tín dụng, … khách hàng có lựa chọn của mình khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của Ngân hàng nào có lợi cho họ. Thậm chí khách hàng có thể đang sử dụng dịch vụ của Ngân hàng này cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng xanh của một NHTM. Sự cạnh tranh giữa các NHTM là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, mà nền tảng các ngân hàng phát triển là yếu tố năng lực nội tại của bản thân mỗi ngân hàng. Ngoài ra để khẳng định vị thế của mình thì trên nền tảng đó, mỗi ngân hàng cần tạo ra được sự khác biệt vượt trội trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác. Chính sự khác biệt này góp phần tích cực trong cơng cuộc phát triển hoạt động tín dụng xanh của mỗi ngân hàng.

d) Chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước

Trong bối cảnh xu hướng tăng trường xanh, phát triển bền vững nhiều quốc gia hướng tới, chính sách tín dụng để hỗ trợ cho mục tiêu tăng trường xanh, phát triển bền vững đóng vai trị rất quan trọng. Chính sách và chương trình tín dụng xanh là cấu phần quan trọng trong chiến lược của nhiều quốc gia có trình độ phát triển khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam – một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Khi chủ trương, chính sách Nhà nước đưa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài vào những dự án xanh như nới lỏng tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm thuế cho các cơng ty mới thành lập, các dự án đầu tư thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tạo công ăn việc làm cho người, chuyển

32

đổi cơ cấu lao động cho người dân ở khu vực nơng nghiệp nơng thơn sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng GDP, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Từ đó làm nhu cầu vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)