Khung khổ pháp lý cho phát triển tín dụng xanh của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của khóa luận

1.2 Tín dụng xanh tại Ngân hàng thương mại

1.2.5 Khung khổ pháp lý cho phát triển tín dụng xanh của Việt Nam

nay

Trong những năm qua, nhận thức rõ được tầm quan trọng của tín dụng xanh Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại. Cụ thể, bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường (2014) và Luật Thuế tài nguyên (2009) được Quốc hội thơng qua, thì Quyết định số 1393/QĐ-TTg (2012) của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” đã góp phần hình thành nên khn khổ pháp lý cao nhất về hoạt động tín dụng xanh ở nước ta.

Tiếp đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đã có Chỉ thị số 03/2015/CT- NHNN (2015) “Về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi

22

trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng”, trong đó nêu ra mục tiêu là: Thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, ngay từ năm 2015, hoạt động cấp tín dụng của ngành Ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững. Tiếp đến NHNN đã ban hành quyết định số 1552/QD-NHNN ngày 6/8/2015 về “Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2020”.

Nhằm bổ sung vào chính sách để đẩy mạnh tín dụng xanh, NHNN ban hành Nghị quyết 30/2017/NQ-CP và quyết định số 813/QĐ-NHNN (2017) về “Tiêu chí xác định chương trình, dự án nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp” dựa trên Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ.

Đến ngày 7/8/2018, Quyết định số 1604/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. Đề án phát triển ngân hàng xanh hướng tới 3 mục tiêu sau:

+ Từng bước tăng tỷ trọng tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh;

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đi cùng với xây dựng thói quen thân thiện với môi trường cho khách hàng;

+ Phấn đấu đến năm 2025, 100% ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro mơi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng và 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai TDX. Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 cũng khuyến khích các NHTM tập trung nguồn lực cho TDX, cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường, xã hội.

Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã cùng với Tổ chức IFC ban hành Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cho 10 ngành kinh tế. Để hỗ trợ các tổ chức tín dụng triển khai chính sách tín dụng xanh một cách tồn diện, trên cơ sở thành công của cuốn sổ tay đã ban hành,

23

NHNN tiếp tục phối hợp với IFC ban hành Hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường - xã hội đối với 5 ngành kinh tế khác gồm: sản xuất nhiệt điện, sản xuất giấy và bột giấy, nhuộm vải, chế biến thủy sản, pin và sắc quy. Đây là “cẩm nang” giúp các tổ chức tín dụng nhận diện và chủ động quản lý các rủi ro mơi trường - xã hội có thể gây tác động xấu, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án được cấp tín dụng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó, giúp các tổ chức tín dụng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.

Thực hiện chỉ thị của NHNN các NHTM đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển tín dụng xanh. Nhờ vậy, phát triển tín dụng xanh đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, theo số liệu của NHNN dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam tăng mạnh từ hơn 71 nghìn tỷ đồng năm 2015 đến gần 400 nghìn tỷ đồng năm 2021, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh và năng lượng tái tạo. Tính đến ngày 16/4/2021, tín dụng tồn nền kinh tế đạt gần 9,5 triệu tỷ đồng, kéo theo đó, số dư nợ “tín dụng xanh” tiếp tục gia tăng. Như vậy, trong 6 năm qua, tốc độ tăng trưởng “tín dụng xanh” lên đến 378,9%, trung bình tăng 63,1%/năm, gấp 3 lần mức tăng trưởng tín dụng bình qn giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) (Trang 30 - 32)