Thực trạng phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại ở

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) (Trang 57 - 59)

5. Kết cấu của khóa luận

2.3 Thực trạng phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng BIDV

2.3.1 Thực trạng phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại ở

Việt Nam

Ngân hàng là ngành cơng nghiệp khơng khói, về ngun tắc là khơng hoặc ít trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường và xã hội. Tuy nhiên, thực tế hoạt động ngân hàng đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển bền vững, gián tiếp ảnh hưởng tới hệ thống khách hàng rộng lớn của mình. Các ngân hàng tại Việt Nam có xu hướng xây dựng theo hướng phát triển ngân hàng xanh và tín dụng xanh là một trong những yếu tố góp phần trong việc xây dựng đó.

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng thương mại cũng đã thiết lập quy trình thẩm định rủi ro mơi trường và xã hội trong các quy định nội bộ, đồng thời lồng ghép hoạt động tín dụng hướng tới bảo vệ mơi trường trong chiến lược phát triển của mình. Các gói hỗ trợ tín dụng của Chính phủ, NHNN và các dự án hỗ trợ tín dụng cho phát triển bền vững của các tổ chức tài chính quốc tế đã được nhiều NHTM tích cực thực hiện cho vay. Với những nỗ lực của hệ thống ngân hàng, tín dụng xanh trong giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những kết quả:

49

Hình 2.2: Dư nợ tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

(Nguồn: Vụ tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, Báo cáo hoạt động tín dụng)

Từ hình 2.2 có thể thấy, dư nợ tín dụng xanh trong hệ thống ngân hàng tăng qua các năm giai đoạn 2017-2019. Để đạt được kết quả này là nhờ thực hiện Nghị quyết 30/2017/NQ-CP và quyết định số 813/QD-NHNN ngày 24/4/2017 các ngân hàng thương mại đã triển khai cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với lãi suất thấp hơn với lãi cho vay thơng thường từ 0,5% - 1,5%. Thêm vào đó, NHNN cho phép các NHTM cho vay có bảo đảm khơng bằng tài sản tối đa 70% giá trị dự án sản xuất nông nghiệp nông thôn công nghệ cao đối với các doanh nghiệp có dự án sản xuất nơng nghiệp cao nhưng không thuộc khu vực, chưa được cấp giấy doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao để đẩy mạnh cho vay đối với nông nghiệp sạch. Từ năm 2015, các NHTM đã tích cực hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế trong việc tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, giảm khí Carbon dioxide (CO2), tiết kiệm năng lượng. Các tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp thực hiện các dự án này, lãi suất thấp hơn lãi thị trường khoảng 1,5% và thời

2015 2016 2017 2018 2019 2020

Dư nợ TDX (tỷ đồng) 70828 84781 180121 240606 317600 290000

Dư nợ TD xanh/ Tổng dư nợ

(%) 1.52% 1.54% 2.77% 3.34% 3.87% 3.15%

Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDX

(%) 19.70% 112.45% 33.58% 32% -8.69% -20.00% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000

50

hạn cho vay được dài hơn. Nhờ vậy, tốc động tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh tăng qua các năm, nhịp tăng mạnh nhất là vào năm 2017 với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh là 112,45% so với năm 2016. Tuy nhiên đến năm 2019 và 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các gói tín dụng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cần có thời gian để phát huy hiệu quả và phụ thuộc vào sức hấp thụ của thị trường đã ảnh hưởng dư nợ tín dụng có sự giảm nhẹ làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm tương ứng.

Nhìn chung phát triển hoạt động tín dụng xanh qua các năm có xu hướng gia tăng nhưng có thể thấy quy mơ dư nợ dành cho tín dụng xanh của ngành ngân hàng còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng của tồn hệ thống (dưới 5%).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)