5. Kết cấu của khóa luận
2.3 Thực trạng phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng BIDV
2.3.2 Thực trạng triển khai tín dụng xanh của ngân hàng BIDV gia
đoạn 2016- 2020
Đóng góp vào sự tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam khơng thể khơng nhắc đến ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng BIDV là một trong những ngân hàng Việt tiêu biểu về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng hỗ trợ đầu tư xanh ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững, du lịch xanh, xử lý chất thải. BIDV đề ra phát triển tín dụng xanh theo giai đoạn 5 năm từ 2016- 2020 và tiếp theo là giai đoạn 2021-2025. Kết quả thực hiện tín dụng xanh của Ngân hàng BIDV giai đoạn 2016-2020 cho thấy, có sự tăng trưởng cả về quy mơ và tỷ trọng.
Bảng 2.5: Thực trạng dư nợ tín dụng xanh của của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: tỷ VND Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dư nợ tín dụng xanh 38.534 45.470 54.564 65.077 70.186 Tổng dư nợ 723.697 866.885 988.738 1.116.997 1.214.296
51
Các số liệu Bảng 2.3 cho thấy, dư nợ tín dụng xanh của BIDV tăng đều qua các năm. Mặc dù tác động của dịch bệnh nên nền kinh tế là rất lớn, nhưng năm 2020 dư nợ tín dụng xanh của BIDV tuy có chững lại nhưng vẫn đạt 70.186 tỷ đồng. Chiếm 24,2% tổng dư nợ tín dụng xanh của cả Việt Nam năm 2020, tăng lần lượt 7,85% so với năm 2019; 28,63% so với năm 2018; và gần gấp đôi năm 2016. Dư nợ tín dụng xanh của BIDV có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm mức tăng ổn định này cho thấy khả năng phát triển tín dụng xanh đang từng bước được đẩy mạnh.
a) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
Từ kết quả tổng hợp ở Bảng 2.3, ta có thể tính được tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng để đánh giá khả năng cho vay lĩnh vực xanh cũng như tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng xanh của ngân hàng BIDV. Thu được bảng kết quả như sau:
Bảng 2.6: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN giai đoạn 2016-2020
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tỷ lệ tăng trưởng dư
nợ 18% 20% 19% 8%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhìn vào Bảng 2.6, có thể thấy mặc dù BIDV là một trong những ngân hàng tiên phong phát triển tín dụng xanh và khả năng thực hiện kế hoạch có hiệu quả cũng như tăng trưởng cho vay tín dụng xanh từ năm 2016 đến 2018 là khá tốt, tỷ lệ này đều ở mức 18 - 20%. Tuy nhiên đến năm 2019 và 2020 do ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành kinh tế của cả thế giới nói chung và ngành ngân hàng nói riêng làm hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng cho vay khiến cho tỷ lệ tăng trưởng dư nợ giảm mạnh từ 19% xuống còn 8%, nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng trung bình của ngành.
52
b) Tỷ trọng dư nợ TDX/Tổng dư nợ của BIDV
Tỷ trọng dư nợ TDX/tổng dư nợ của BIDV qua các năm có xu hướng tăng dần nhưng lại ở mức thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 5,4%/năm. Tuy nhiên, đây cũng là xu hướng chung của các NHTM (hình 2.3), bởi việc cân đối vốn cho hỗ trợ đầu tư xanh cịn gặp khá nhiều khó khăn, do tính chất của dự án đầu tư xanh thường có quy mơ vốn lớn, thời gian đầu tư dài, phức tạp về kỹ thuật công nghệ…
Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ TDX/Tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN giai đoạn 2016-2020
(Đơn vị: %) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tỷ trọng dư nợ TDX/Tổng dư nợ 5,3% 5,3% 5,5% 5,8% 5,78%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Theo số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước được thể hiện tại biểu đồ bên dưới thì dư nợ TDX của hệ thống NHTM chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng dư nợ tín dụng nói chung của nền kinh tế, trung bình khoảng 3%/năm. Trong đó, dư nợ TDX của các NHTM tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực, như: nông nghiệp xanh, chiếm gần 40%; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, chiếm hơn 30%. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn trung và dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh. Lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn từ 5-8%/ năm, trung và dài hạn từ 9-12%/năm.
53
Hình 2.3: Dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020
Nguồn: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước
Như vậy, cho dù tỷ trọng dư nợ TDX/tổng dư nợ của BIDV ở mức thấp 5,4%/năm nhưng vẫn luôn cao hơn mức trung bình chung dư nợ TDX của hệ thống NHTM.
c) Tỷ lệ thu lãi tín dụng xanh
Việc cấp TDX cho các lĩnh vực của BIDV ngoài thực hiện trách nhiệm xã hội của Ngân hàng đóng góp vào sự phát triển bền vững, thì cũng cần đảm bảo mục tiêu kinh doanh của NHTM. Giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng thu nhập lãi thuần từ các khoản TDX của BIDV chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng thu nhập lãi thuần.
Bảng 2.8: Tỷ trọng thu lãi từ TDX của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN giai đoạn 2016-2020
(Đơn vị: tỷ VND, %) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Thu nhập lãi thuần TDX 1.357 1.702 1.957 2.121 1.786 Tổng thu nhập lãi thuần 23.434 30.955 34.955 35.977 35.796 Tỷ lệ thu lãi TDX 5,8% 5,5% 5,6% 5,9% 4,9%
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của BIDV và tính tốn của tác giả
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% 2016 2017 2018 2019 2020 1.54% 2.77% 3.34% 3.87% 3.15% 98.46% 97.23% 96.66% 96.13% 96.85% Tổng dư nợ nền KT Tỷ trọng dư nợ TDX
54
Nhìn vào tỷ trọng thu nhập từ TDX của BIDV giai đoạn 2016-2020 bảng 2.6 có thể thấy, xu hướng tăng thu nhập lãi thuần TDX qua các năm, tăng từ 1.357 tỷ đồng năm 2016 đến 2.121 tỷ đồng năm 2019 tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch nên năm 2020 bị giảm xuống còn 1.786 tỷ đồng. Tổng thu nhập lãi thuần cũng tăng qua từng năm và đến năm 2020 bị giảm khoảng gần 200 tỷ đồng so với năm 2019. Kết quả này, phần nào đã phản ánh sự nỗ lực của BIDV trong việc quản lý và giám sát các khoản TDX nhằm thu hồi vốn và có lãi. Tuy nhiên năm 2020, tỷ trọng thu nhập lãi thuần TDX/Tổng thu nhập lãi thuần của BIDV bị giảm còn 4,9% do những tác động của đại dịch Covid 19 nên BIDV đã chủ động giảm thu nhập để cơ cấu nợ, hạ và miễn giảm lãi suất, phí cho khách hàng.
d) Tỷ lệ nợ quá hạn
Dư nợ TDX ở tất cả các lĩnh vực được Ngân hàng BIDV triển khai trong giai đoạn 2016-2020 đều có xu hướng tăng qua các năm (Bảng 2.9). Tỷ lệ nợ quá hạn ở hầu hết các lĩnh vực được cấp tín dụng xanh đều khơng q 2,5%. Kết quả này phản ánh Ngân hàng đã kiểm soát được chất lượng tín dụng xanh, khả năng thu hồi nợ và hạn chế được rủi ro tín dụng.
Bảng 2.9: Dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn các lĩnh vực TDX tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2016-2020
(Đơn vị: Tỷ đồng, %) Lĩnh vực Dư nợ TDX (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2016 2017 2018 2019 2020 2016 2017 2018 2019 2020 Nông nghiệp, rừng và nuôi trồng thủy sản 11.399 12.582 13.536 14.266 15.222 1,4 1,8 2,1 2,2 2,3 Xử lý chất thải, rác thải 808 1.124 1.874 2.821 3.780 2,2 2,1 2,3 1,6 1,8 Du lịch xanh 1.362 1.601 1.844 2.063 1.807 2,1 2,1 2 2,1 2,4 Năng lượng tái tạo 1.921 2.256 2.547 2.987 3.568 1,4 1,1 1 1 1,2
55
Công nghệ, thủy điện
22.435 26.933 30.654 34.752 39.432 1,6 1,4 1,5 1,5 1,6
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của BIDV và tổng hợp của tác giả
Với sự tham gia của BIDV vào các dự án hỗ trợ tín dụng cho phát triển bền vững của tổ chức quốc tế như đăng ký tham gia gói ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp công nghiệp cao với tổng giá trị 135.000 tỷ đồng; tham gia cho vay lại trên cơ sở thương mại theo dự án Phát triển năng lượng tái tạo (REDP) của ngân hàng Thế giới (WB); BIDV cũng tham gia vào dự án Hiệu quả năng lượng Việt Nam dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp. Nhờ đó, ngân hàng có nguồn vốn tín dụng xanh cho vay các dự án sản xuất kinh doanh “xanh” nên dư nợ của các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thủy điện, năng lượng tái tạo nhiều hơn và tăng nhanh hơn so với du lịch xanh.
e) Sự phát triển thị phần
Hoạt động tín dụng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy điện giai đoạn năm 2016-2020 vơ cùng khó khăn, do sản xuất bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiên tai, sự cố môi trường biển, các chỉ thị phong tỏa do dịch bệnh Covid-19 trở nặng… song BIDV vẫn đạt mục tiêu, chất lượng đề ra, tiếp tục khẳng định vai trị chủ lực trong đầu tư tín dụng và cung cấp các dịch vụ tài chính cho khu vực năng lượng tái tạo, nơng nghiệp, các dự án điện, tiếp sau đó là dự án xử lý chất thải rác thải và du lịch xanh. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng định hướng, có thể thấy tín dụng xanh của BIDV đang tập trung chủ yều vào cho vay lĩnh vực nông nghiệp, rừng và nuôi trồng thủy sản đạt 15.222 tỷ đồng, chiếm 70% tổng dư nợ; cho vay công nghệ thủy điện giai đoạn này tăng trung bình 4.000 tỷ đồng các năm. Và đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo, theo định hướng phát triển của Chính phủ, BIDV ln dành sự quan tâm, nguồn lực đặc biệt và thực tế đã trở thành Ngân hàng thương mại tiên phong tại Việt Nam cho vay tài trợ các dự án trong lĩnh vực này. Danh mục cho vay các dự án năng lượng tái tạo tại BIDV hiện nay bao gồm hơn 10 dự án với tổng số tiền cam kết cấp tín dụng đạt gần 346 triệu USD.
56
f) Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng xanh
Bên cạnh việc triển khai các gói hỗ trợ nơng nghiệp xanh, năng lượng tái tạo BIDV cũng đã tiến hành mở rộng thêm các ưu đãi tín dụng cho mảng các dự án xử lý chất thải rác thải, du lịch xanh nhằm đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, phục vụ nhu cầu vay khác nhau của khách hàng. Những dự án xanh đó góp phần kiến tạo một quốc gia trong sạch, khỏe mạnh hơn, phát triển bền vững và hội nhập hơn.
Một số dự án/cơng trình tín dụng xanh điển hình do BIDV cho vay những gói có giá trị lớn để thúc đẩy phát triển, gồm có:
+ BIDV là một trong số ít ngân hàng đã cấp tín dụng cho nhiều dự án lớn điện gió, biến những khu vực tưởng như hoang hóa trở thành nguồn năng điện hòa vào mạng lưới quốc gia. Cụ thể, Dự án Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2 (Quảng Trị), tổng công suất 60 MW và dự án Phương Mai 3 (Bình Định), cơng suất 20,7 MW.
+ BIDV đã hợp tác với Công ty VWS thông qua việc tài trợ vốn 90 triệu USD cho dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước Thành phố HCM. Đây là một dự án xử lý rác thải quy mơ tầm cỡ quốc tế, có thể xử lý 20.000 tấn rác mỗi ngày trong 5 năm đầu, giai đoạn sau sẽ nâng lên 40.000 tấn/ngày. Với tổng vốn đầu tư ban đầu 450 triệu USD, dự án được chia thành 4 giai đoạn trong đó vốn đầu tư giai đoạn 1 là 211 triệu USD. Theo đó, BIDV cam kết sẽ tài trợ tối đa lên đến 70% tổng đầu tư giai đoạn 1 của dự án. Đây là một tiền đề tài chính quan trọng cho VWS thực hiện dự án đúng tiến độ.
+ Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT). Mục tiêu của Dự án VnSAT là nhằm hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh đề án tái cơ cấu nông nghiệp thông qua, đổi mới phương thức canh tác theo hướng bền vững không ngừng nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng: lúa, gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam đó là vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. Dự án có tổng vốn đầu tư là 301 triệu USD, trong đó vốn
57
phi tín dụng là 196 triệu USD (chiếm khoảng 65,1%) và vốn tín dụng là 105 triệu USD (chiếm 34,9%).
Dự án phát triển du lịch xanh cho ba dự án tại Kiên Giang, Cần Thơ với tổng số vốn cho vay khoảng 1.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sinh thái, xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng.
Trong những năm gần đây, BIDV đã ưu tiên dành khoảng 20.000 tỷ đồng tài trợ các dự án tín dụng xanh; được các tổ chức tín dụng, cộng đồng quốc tế công nhận và tin tưởng hợp tác trong bối cảnh có nhiều thay đổi về cơ chế quản lý nguồn vốn ủy thác nước ngồi của Chính phủ: BIDV nghiên cứu, xây dựng thành cơng Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cấp hợp đồng tín dụng trung dài hạn 300 triệu USD để hỗ trợ các doanh nghiệp SME tại Việt Nam; BIDV huy động thành công các dự án lớn như Dự án “Chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện” trị giá 75 triệu USD nguồn ADB và Dự án “Phát triển tổng hợp các đô thị động lực” nguồn WB trị giá 141 triệu USD.
g) Sự đa dạng trong nguồn vốn đầu tư tín dụng xanh
Ngân hàng BIDV đã huy động thành cơng nhiều nguồn vốn để phát triển tín dụng xanh từ các tổ chức quốc tế như BIDV tiếp cận được 147.76 triệu USD là nguồn vốn uỷ thác nước ngồi tài trợ lĩnh vực tín dụng năng lượng xanh và BIDV đã thực hiện cấp tín dụng cho các dự án xanh với dư nợ là 106,3 triệu USD tính đến hết quý I/2021; Cơ quan phát triển Pháp cung cấp khoản vay dài hạn 100 triệu USD và hỗ trợ kỹ thuật 300.000 EUR cho BIDV và khách hàng của BIDV (Bùi Thị Hoàng Lan, 2020).
+ Năm 2017, BIDV đã được WB và Chính phủ tin tưởng, lựa chọn là một trong hai ngân hàng tham gia cho vay lại Dự án tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam (VEEIEs) trị giá 100 triệu USD. Mục tiêu phát triển của Dự án là nâng cao tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam, thơng qua đó sẽ đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu về tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính (GHG) của Chính phủ. Với vai trị
58
là Cơ quan cho vay lại, BIDV đảm bảo cùng với WB, Bộ Công Thương thẩm định và lựa chọn các tiểu Dự án hiệu quả, đảm bảo tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và tài chính; góp phần tăng trưởng tín dụng xanh.
+ Ngày 27/5, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo đã ký thỏa thuận về dịng tín dụng xanh SUNREF với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) để cấp vốn cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. AFD sẽ cung cấp khoản vay dài hạn trị giá 100 triệu USD cho BIDV và hỗ trợ kỹ thuật trị giá 300.000 EUR (366.000 USD) cho ngân hàng và khách hàng. Cơ quan này trước đó đã ủy thác cho BIDV thực hiện một số dự án như dự án truyền tải điện miền Bắc trị giá 40 triệu EUR và dự án phát triển nhà ở cho người dân vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long trị giá 25 triệu EUR.
2.3.2 Một số ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam triển khai hoạt động tín dụng xanh: Agribank và HD Bank