Tổng kết Chương III

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam (Trang 118)

3.4.1 .Dịch vụ hấp thụ các-bon

3.7. Tổng kết Chương III

Trong chương này, luận án đã áp dụng cách tiếp cận tổng hợp (phân tích định tính, định lượng, phân tích khơng gian (sử dụng mơ hình InVest) và lượng giá dịch vụ hệ sinh tháiđể phân tích tác động đến hệ sinh thái của RNM và dịch vụ HST do RNM mang lại, lượng giá các giá trị của dịch vụ HST RNM, làm cơ sở cho việc lồng ghép dịch vụ HST vào công tác quản lý và bảo tồn RNM tại Cà Mau.

Kết quả phân tích khơng gian dựa trên công nghệ viễn thám và GIS và kết quả tính tốn từ mơ hình InVest cho thấy vai trò quan trọng của RNM trong việc cung cấp các dịch vụ hấp thụ các-bon và bảo vệ bờ biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị lưu giữ các-bon tăng tương ứng với diện tích RNM. Đồng thời, việc chuyển đổi sử dụng đất dẫn đến giảm diện tích RNM có ảnh hưởng đáng kể đến việc thay đổi giá trị của các-bon lưu giữ. Việc giảm lượng các-bon lưu giữ năm 2010 so với giá trị các-bon lưu giữ năm 2005 tương ứng với tác động từ việc chuyển đổi đất từ RNM sang nuôi trồng thủy sản. Kết quả nghiên cứu có thể được xem là nguồn tham khảo đểlồng ghép dịch vụ HST vào quá trình xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch chuyển đổi sử dụng đất liên quan đến RNMnhằm đảm bảo và phát huy các giá trị của dịch vụ hấp thụ các-bon do RNM mang lại.

Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh được RNM có vai trị quan trọng trong việc giảm mức độ tổn thương của cộng đồng ven biển do tác động của xói mịn và ngập lụt từ các cơn bão. Kết quả tính tốn từ mơ hình đánh giá tổn thương của InVest đã chứng minh rằng hầu hết tại những khu vực có nguy cơ tổn thương cao tương ứng với độ che phủ của RNM giảm. Kết quả nghiên cứu có thể tham khảo trong việc xác định các khu vực cần khơi phục RNM, nhằm giảm tính tổn thương

lở và các cơn bão. Kết quả nghiên cứu từ mơ hình bảo vệ bờ biển cho thấy tầm quan trọng của RNM trong việc giảm cường độ sóng từ các cơn bão. Kết quả tính tốn tại các điểm quan trắc khác nhau cho thấy RNM có khả năng giảm RNM hơn 90% năng lượng sóng và độ cao sóng.

Kết quả lượng giá dịch vụ HST dựa trên các phương pháp khác nhau như phương pháp giá thị trường, phương pháp lượng giá dựa vào chi phí một lần nữa chứng minh được vai trò to lớn của RNM trong việc cung cấp các dịch vụ tương ứng. Các kết quả lượng giá có thể được tham khảo trong việc điều chỉnh và xây dựng các chính sách liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng, đầu tư cho RNM tương ứng với các giá trị mang lại từ RNM.

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT LỒNG GHÉP DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐẤT NGẬP

NƯỚC Ở VIỆT NAM 4.1. Căn cứ pháp lý

Các quy định về quản lý và bảo tồn ĐNN đều được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật về ĐNN hoặc văn bản liên quan và được xây dựng dựa trên các định hướng, chiến lược, kế hoạch chung về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước. Các chủ trương, chính sách và định hướng chung bao gồm:

- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013vềChủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), ban hành theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17/8/2004;

- Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, ban hành theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012;

- Chiến lược Bảo vệ mơi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban hành theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/09/2012;

- Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban hành theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/07/2013;

- Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 23/06/2014;

- Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua ngày 15/ 11/2008;

- Quy hoạch tổng thể Bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, ban hành theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014.

Bên cạnh các văn bản định hướng, bảo tồn và quản lý bền vững ĐNN còn được quy định trong các quy định cụ thể về quản lý ĐNN, bao gồm:

- Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về Bảo tồn và khai thác bền vững ĐNN;

- Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT ngày 23/8/2004 của Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN;

- Quyết định 04/2004/QĐ-BTNMT ngày 5/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004-2010.

Các văn bản nêu trên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn tự nhiên và các hệ sinh thái trong quản lý và bảo tồn ĐNN. Nghị quyết số 24-NQ/TW về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã xác định rõ "Tài nguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc

biệt quan trọng để phát triển đất nước. Tài nguyên phải được đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá, hạch toán trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ; khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh

tế-xã hội, bảo đảm an ninh tài nguyên"[1, tr.2].

Chiến lược Tăng trưởng xanh quốc gia đã xác định rõ "Tăng trưởng xanh

dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng mơi trường,

qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế"[33, tr.1]. Đồng thời, Chiến lược cũng xác

định "Nghiên cứu và ban hành cơ chế chính sách kinh tế và tài chính về phục hồi, phát triển nguồn “vốn tự nhiên”, khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế đầu tư vào cơ sở hạ tầng dịch vụ hệ sinh thái, các khu bảo tồn và phục hồi vào các hệ sinh thái đã bị suy giảm" là một trong những giải pháp thực hiện Chiến

lược[33, tr. 6].

Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2008, quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Mục 2, Chương 3 của Luật quy định về phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, trong đó Điều 35 quy định cụ thể về phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiên.

Quy hoạch tổng thể Bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu tổng quát "Bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý hiếm được bảo tồn

và phát triển bền vững; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững đất nước" [34, tr.1].

Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/07/2013 đã xác định rõ cần thực hiện lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, các ngành và địa phương trong quan điểm định hướng.

Có thể nói, các văn bản định hướng trên đã nêu rõ sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy các giá trị của HST tự nhiên nói chung và HST ĐNN nói riêng. Đây là những cơ sở quan trọng để lồng ghép dịch vụ HST vào công tác quản lý và bảo tồn ĐNN nhằm phát huy những giá trị to lớn mang lại từ dịch vụ HST của ĐNN.

4.2. Cơ sởlý luận và thực tiễn

Nghiên cứu cơ sở lý luận về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn ĐNN cho thấy, hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau để lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn ĐNN, bao gồm đánh giá và xem xét các tác động của các quy hoạch/kế hoạch đến các dịch vụ HST của ĐNN, từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhằm giảm tác động của các quy hoạch/kế hoạch đến việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Đồng thời, công cụ đánh giá môi trường chiến lược được xem là công cụ hiệu quả trong việc xem xét các giá trị của dịch vụ hệ sinh thái ngay tại giai đoạn đầu của quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Nghiên cứu cũng xác định có nhiều cách tiếp cận khác nhau (phân tích định tính, định lượng, phân tích khơng gian và lượng giá dịch vụ hệ sinh thái) để đánh giá và lồng ghép dịch vụ HST vào công tác quản lý và bảo tồn ĐNN.

Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái của RNM vào công tác quản lý và bảo tồn ĐNN tại Cà Mau cho thấy sự cần thiết trong việc hiểu

RNM,nhằm đảm bảo sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái này, đóng góp vào mục tiêu bảo tồn và phát triển. Nghiên cứu đã chỉ rõ tác động của công tác quản lý (như quy hoạch sử dụng đất) đến HST và dịch vụ HST của RNM và chứng minh được giá trị mang lại của các dịch vụ HST của RNM đối với phúc lợi con người. Sử dụng bền vững các giá trị này do vậy rất cần thiết nhằm đảm bảo duy trì phúc lợi con người và giảm các chi phí về mặt lâu dài liên quan đến việc suy giảm các dịch vụ này. Nghiên cứu cũng chứng minh sự cần thiết phải xem xét các giá trị của dịch vụ HST của ĐNN nói chung và RNM trong các quyết định quản lý và bảo tồn như quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất, các chính sách liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường và đầu tư cho rừng ngập mặn. Các phân tích định tính và định lượng hay lượng giá giá trị của dịch vụ hệ sinh thái có thể được áp dụng tại các giai đoạn khác nhau để đánh giá và điều chỉnh các quyết định quản lý và bảo tồn liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái.

Các kết quả từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy việc lồng ghép dịch vụ HST vào công tác quản lý và bảo tồn ĐNN là hết sức cần thiết nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị từ dịch vụ HST của ĐNN đối với sự thịnh vượng của con người, góp phần đạt được các mục tiêu bảo tồn và phát triển, sử dụng bền vững hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước trong tương lai.Tương tự như nghiên cứu thử nghiệm cho dịch vụ HST của RNM tại Cà Mau, các giá trị của dịch vụ hệ sinh thái có thể được lồng ghép tại cấp quốc gia trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thông qua việc áp dụng các phân tích định tính/định lượng để lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái trong vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

4.3. Tổng quan các các chính sách liên quan đến cơng tác quản lý và bảo tồn ĐNN

4.3.1. Quy trình lập quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội và quy hoạch của một số ngành/lĩnh vực một số ngành/lĩnh vực

Trình tự lập quy hoạch tổng phát triển kinh tế - xã hội cả nước/vùng/tỉnh và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực được quy định tại Nghị định 92/2006/NĐ-CP và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP. Theo đó, các nội dung chính khi lập quy hoạch có thể tổng hợp quy trình xây dựng quy hoạch theo 06 bước chính được tóm tắt

trong Hình 4.1 dưới đây. Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của từng ngành/lĩnh vực mà mức độ chi tiết của các bước trong quy trình này được thực hiện khác nhau.

Hình 4.1: Các bước cơ bản của quá trình xây dựng quy hoạch/kế hoạch

Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cả nước:

Trình tự lập quy hoạch tổng phát triển kinh tế-xã hội cả nước được quy định tại Điều 14, Nghị định92/2006/NĐ-CP. Quy trình lập kế hoạch được thực hiện theo các bước sau:

1. Xử lý các kết quả điều tra cơ bản đã có và tổ chức điều tra bổ sung; khảo sát thực tế; thu thập tư liệu, số liệu về vùng và cả nước. Nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài.Đánh giá và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển, các yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới và các yếu tố phát triển kinh tế-xã hội khác tác động đến quy hoạch của cả nước trong tương lai. Xác định vị trí, vai trị chủ yếu của các ngành và của từng vùng đối với phát triển kinh tế-xã hội cả nước;

2. Nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu vĩ mô được xác định trong

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; cung cấp các thơng tin đó cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm cơ sở phục vụ xây dựng các quy hoạch phát triển và phân bố ngành trên các vùng và quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội các vùng kinh tế-xã hội; đồng thời, thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh, bổ sung;

3. Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch. Xác định quan điểm và mục

tiêu phát triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức không gian; các giải pháp thực hiện làm cơ sở để tiến hành quy hoạch phát triển

Xác lập cơ sở dữ liệu của quy hoạch/kế hoạch phát triển KT-

XH/ngành, lĩnh vực Xác định các chỉ tiêu

Xác định các quan điểm, mục tiêu chiến lược của

quy hoạch/kế hoạch

Dự thảo quy hoạch/kế hoạch và xây dựng các phương án phát triển

Đánh giá các phương án phát triển trong dự thảo

quy hoạch/kế hoạch

Xem xét, góp ý dự thảo quy hoạch/kế hoạch

 Thẩm định và phê duyệt quy

hoạch/kế hoạch 

4. Lập báo cáo Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế-xã hội cả nước trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thơng qua.

Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh

Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh thực hiện theo các bước sau:

1. Xử lý các kết quả điều tra cơ bản đã có và tổ chức điều tra bổ sung; khảo sát thực tế; thu thập tư liệu, số liệu về tỉnh và vùng. Nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài; tác động (hay chi phối) của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng và cả nước đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh. Xác định vị trí, vai trị của các ngành và của từng huyện đối với nền kinh tế-xã hội của tỉnh;

2. Xác định vai trò của tỉnh đối với vùng và cả nước; nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; cung cấp các thơng tin đó cho các Sở, ngành và các huyện làm cơ sở phục vụ xây dựng các quy hoạch chuyên ngành trên lãnh thổ tỉnh và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện;

3.Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch. Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức không gian; các giải pháp thực hiện.

4. Lập báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)