TT Tên quần xã
1 Quần xã Đước (R. apiculata) – Vẹt dù (B. sexamgula) – Mấm đen (A. officinalis)
2 Quần xã Đước (R. apiculata) – Mấm trắng (A. alba)
3 Quần xã Đước (R. apiculata) – Cóc trắng (L. racemosa) – Mấm trắng (A. alba)
4 Quần xã Đước(R. apiculata) – Mấm trắng (A. alba) – Giá (E. agallocha) – Bần trắng(E. alba)
5 Quần xã Đước (R. apiculata) – Mấm đen (A. officinalis)
6 Quần xã Đước (R. apiculata)
7 Quần xã Giá (E. agallocha) –Đước (R. apiculata) –Vẹt dù (B. sexangula)
8 Quần xã Vẹt dù (B. sexangula) – Giá (E. agallocha) – Mấm đen (A. officinalis)
9 Quần xã Bần trắng (S. alba) – Đước (R. apiculata) – Mấm trắng (A. alba)
10 Quần xã Giá (E. agallocha) – Chà là (P. apiculata)
11 Quần xã Mấm đen (A. officinalis) – Mấm trắng (A. alba)
12 Quần xã Dừa nước (Nipa fruticans) Nguồn: [27, 36].
3.2. Phân tích các dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn Cà Mau
3.2.1. Dịch vụ cung cấp
Cung cấp gỗ, củi
Rừng ngập mặn Cà Mau được sử dụng chủ yếu là cung cấp gỗ và củi. Gỗ chủ yếu làm nhà, dùng trong xây dựng…Củi là nhu cầu cấp thiết của người dân sống trong vùng, đặc biệt các loại củi đước có nhiệt lượng cao có giá trị thương mại. Từ rừng ngập mặn ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có thể khai thác nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống của người dân như gỗ để làm nhà, nguyên liệu để làm than và làm củi đốt.
Sản xuất tôm giống và nuôi trồng thủy sản:
HST rừng ngập mặn và bãi bồi Tây Ngọc Hiển là nơi cung cấp nguồn giống tôm cá lớn nhất của tỉnh Cà Mau. Cà Mau là tỉnh có tiềm năng lớn về ni trồng thủy sản (NTTS), nhất là nuôi tôm nước lợ. Các điều kiện phục vụ sản xuất như: diện tích mặt nước, đất đai, điều kiện nguồn nước, thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi cho nuôi thủy sản. Những năm 2001-2005, nuôi thủy sản phát triển ngày càng ổn định, nghề nuôi thủy sản đã chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị ngành thủy sản, giải quyết việc làm cho trên 50% lao động trong tỉnh. Diện tích ni thủy sản năm 2005 đạt 278.241 ha, trong đó có 248.406 ha nuôi tôm; diện tích ni năm 2009 là 294.659 ha, trong đó diện tích ni tơm là 265.153 ha [14]. Theo thống kê của Cục Thống kê Cà Mau, sản lượng thủy sản tăng hàng năm. Cụ thể năm 2001, sản lượng cá là 28.949 tấn, đến năm 2009 là 91.576 tấn tăng 62.627 tấn so với cùng kỳ năm 2001; sản lượng tôm năm 2008 là 55.330 tấn, đến năm 2009 là 99.600 tấn, tăng 44.270 tấn so với cùng kỳ năm 2001.