Số liệu thống kê về hoạt động nuôi trồngthủysản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam (Trang 107 - 109)

Tham số Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Diện tích (ha) 6,03 5,25 1 30

Năng suất tôm (kg/ha/năm) 99,46 57,86 22,22 272,73 Năng suất cua (kg/ha/năm) 101,29 62,06 30,00 296,00 Giá bán của tôm (vnd/kg) 171.145 63.006 70.000 250.000 Giá bán của cua (vnd/kg) 116.241 40.619 60.000 250.000 Chi phí ni tôm (vnd/ha/năm) 1.903.976 1.403.230 200.000 8.000.000 Chi phí ni cua (vnd/ha/năm) 1.191.446 901.176 200.000 5.000.000

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nhìn vào bảng tóm tắt số liệu thống kê có thể thấy rằng, diện tích ni trồng thủy sản trung bình của các hộ gia đình là 6 ha. Tuy nhiên, diện tích cụ thể của từng hộ thì có sự khác biệt rất rõ ràng. Một số hộ gia đình chỉ đủ nguồn lực để ni trồng thủy sản trên diện tích 1-2 ha, trong khi đó một số ít các hộ khác có diện tích ni trồng thủy sản lên tới 30 ha.

Năng suất nuôi trồngthủysản cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí của các ao đầm, lồi thủy sản được ni trồng, cũng như mức độ đầu tư trong q trình ni trồng. Cụ thể, năng suất tơm sú trung bình của các hộ gia đình trong nghiên cứu là 99,5 kg/ha/năm, tuy nhiên có những hộ gia đình có năng suất ni trồng vượt trội lên tới 272 kg/ha/năm.Tương tự như vậy, năng suất của cua biển trung bình là 101 kg/ha/năm nhưng ở một số ao đầm có vị trí thuận lợi cho việc nuôi trồng, năng suất của cua biển có thể lên tới 296 kg/ha/năm.

Giá thị trường của cua và tơm cũng có nhiều biến động, tùy thuộc vào thời điểm cua và tôm được bán trên thị trường.Mức giá thị trường trung bình của hai loại thủysản này lần lượt là 170.000 đ/kg và 116.000 đ/kg.

Với các thông tin về sản lượng và giá cả của các loại thủy sản được nuôi trồng trong các đầm ao trong rừng phòng hộ ven biển, nghiên cứu đã ước lượng được mức doanh thu trung bình từ hoạt động ni trồng thủy sản các hộ gia đình xã Đất Mũi là 28.800.000 đ/ha/năm.

Trong khi đó, chi phí trung bình cho hoạt động ni trồng tơm và cua (chưa bao gồm chi phí lao động) lần lượt là 1,9 triệu đồng/ha/năm và 1,2 triệu đồng/ha/năm. Các chi phí này bao gồm chi phí đầu vào (chi phí mua giống, thức ăn, hóa chất, máy móc thiết bị phục vụ cho việc ni trồng), chi phí xây dựng và cải tạo bờ bao và chi phí nạo vét ao đầm. Kết quả điều tra cho thấy, chi phí lao động trung bình là 4,2 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, tổng mức chi phí cho hoạt động nuôi trồng tôm và cua trong các đầm, ao là 7.300.000 đ/ha/năm.

Từ các thơng tin về mức doanh thu và chi phí cho hoạt động ni trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nghiên cứu đã ước tính mức thu nhập thuần từ hoạt động này là 21.500.000 đ/ha/năm. Với hệ số tương quan giữa năng suất nuôi trồng và diện tích rừng ngập mặn là 59%, giá trị hỗ trợ nuôi trồng thủy sản của rừng ngập mặn được ước lượng bằng 12.685.000 đồng/ha/năm.

Tổng giá trị dịch vụ cung cấp:

Giá trị dịch vụ cung cấp của HST RNM tại Cà Mau được ước lượng bằng tổng các giá trị thuần thu được từ hoạt động khai thác gỗ củi, đánh bắt và ni trồng

thủy sản. Bảng 3.16 tóm tắt các giá trị thành phần và tổng giá trị của dịch vụ cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)