Gỗ RNM thường được khai thác thông qua hoạt động khai thác chọn, được thực hiện theo chu kỳ từ 5 đến 6 năm một lần, tùy thuộc vào chất lượng của rừng. Thông thường, các ban quản lý RNM sẽ khoán phần khai thác này cho các hộ gia đình tại địa phương.Phần lớn gỗ khai thác được bán trên thị trường và chỉ có một phần nhỏ được sử dụng trong gia đình.Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Rừng ngập mặn Minh Hải, lợi nhuận sau thuế từ việc khai thác một ha rừng ngập mặn vào khoảng 10.929.480 đồng/ha/chu kỳ khai thác 5 năm[41]. Như vậy, giá trị gỗ do rừng ngập mặn cung cấp bình quân vào khoảng 2.185.900 đ/ha/năm.
Riêng với củi, kết quả phân tích từ 100 phiếu phỏng vấn cho thấy, gần 60% số hộ gia đình thường xuyên thu lượm củi từ rừng ngập mặn (trung bình khoảng 10,8 ster củi/hộ gia đình/năm) để sử dụng làm chất đốt trong gia đình hoặc bán với giá tương đối cao, trung bình là 540.000 đ/ster. Các số liệu thống kê liên quan đến hoạt động khai thác củi đước của các hộ gia đình tham gia phỏng vấn được mơ tả trong Bảng 3.12 dưới đây.
Bảng 3.12: Số liệu thống kê về hoạt động khai thác củi đước của các hộ gia đình đình Giá trị Tần suất khai thác (ngày/ năm) Khối lượng khai thác (ster/ lần) Khối lượng khai thác (ster/ năm) Giá bán thị trường (1.000 đ/ ster) Thu nhập tương đương (1.000 đ/năm) Trung bình 16 0,7 10,8 540 5.832 Giá trị thấp nhất 12 0,4 6,4 540 3.456 Giá trị cao nhất 30 1,0 18,0 540 9.720
Sai số tiêu chuẩn 5 0,2 3,5 0 1.908
Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, củi thường được các hộ gia đình khai thác tại các diện tích rừng gần nhà và trong thời gian nhàn rỗi nên chi phí khai thác củi từ rừng ngập mặn là không đáng kể (do chi phí cơ hội gần như bằng 0).Dựa trên các số liệu về tỷ lệ số hộ gia đình tham gia khai thác củi đước thường xuyên, tổng diện tích rừng đước được khai thác, giá bán thị trường của củi đước và các thơng tin có liên quan khác, nghiên cứu đã ước lượng được giá trị lượng củi do rừng ngập mặn cung cấp dao động trong khoảng 203.294 đồng/ha/năm đến 571.765 đ/ha/năm với mức bình quân là 343.000 đ/ha/năm.
Giá trị thủy sản đánh bắt:
Hiện có hai hình thức đánh bắt thủy sản chính là đánh bắt gần bờ và đánh bắt xa bờ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn của huyện Ngọc Hiển được cho rằng có ảnh hưởng tới cả hai hình thức đánh bắt này, trong đó ảnh hưởng đối với hình thức đánh bắt gần bờ là rõ rệt hơn cả. Để ước lượng được giá trị thủy sản đánh bắt gần bờ, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình thường xuyên tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản gần bờ) về các thông tin liên quan đến hoạt động khai thác này. Kết quả phỏng vấn được tóm tắt trong Bảng 3.13 sau đây:
Bảng 3.13: Nguồn lợi thủy sản đánh bắt gần bờ của huyện Ngọc Hiển Loại thủy sản được