Thay đổi sử dụng đất từ 2005 đến 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam (Trang 91 - 93)

3.3.2. Khai thác không bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học

Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, tình trạng vi phạm pháp luật về rừng có chiều hướng ngày càng tăng cao.Từ năm 2005 đến nay tổng số vụ vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng lên trên 2.756 vụ, thường xảy ra ở vùng rừng ngập mặn như huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển… Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác gỗ trái phép, phục vụ NTTS, chặt cây rừng hầm than, buôn bán động vật hoang dã trái phép… Các khu vực bãi bồi cũng thường xuyên xảy ra tình trạng vi phạm về quản lý bảo vệ tài nguyên của VQG Mũi Cà Mau làm ảnh hưởng đến khả năng tái sinh và phát triển của rừng ven biển. Do xuất phát từ sự nghèo đói mà người dân đổ xô vào rừng khai thác, săn bắt các loài động, thực vật quý hiếm. Việc khai thác, đánh bắt các loài thủy hải sản quá mức đang làm suy giảm nguồn lợi thủy hải sản và tính đa dạng của hệ thủy sinh vật [27].

3.3.3. Ô nhiễm môi trường

Ngành công nghiệp mũi nhọn và chủ lực ở Cà Mau là chế biến thủy hải sản. Sự phát triển của ngành kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng đến vấn đề mơi trường, làm ơ nhiễm nguồn nước và khơng khí, đang ảnh hưởng đến mọi cấp độ của đa dạng sinh học.Các chất ô nhiễm này tồn tại, tích lũy làm ảnh hưởng đến mơi trường sống của các lồi sinh vật dưới nước lẫn trên cạn. Vấn đề ô nhiễm biển và

ven biển do tràn dầu, ô nhiễm dầu cục bộ từ hoạt động giao thông thủy, hàng hải cũng đang là vấn đề lớn của tỉnh và gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các vùng nước cửa sơng, ven biển – nơi có hệ sinh thái nhạy cảm như rừng ngập mặn, hệ sinh thái bãi triều với quần xã thủy sinh vật phong phú và đa dạng.

3.3.4. Các hiện tượng tự nhiên

Thay đổi khí hậu

Cùng với sự tăng lên về nhiệt độ, thời tiết oi bức, nắng nóng và mùa khơ kéo dài hơn so với những năm trước đây, làm mất nước trên hầu hết kênh rạch, ao hồ, đầm trong khu vực Mũi Cà Mau, đặc biệt nhất là khu vực rừng tràm U Minh Hạ. Đứng trước nguy cơ thay đổi khí hậu, ĐDSH đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thay đổi khí hậu làm mất cân bằng sinh thái, thay đổi mơi trường sống của nhiều lồi sinh vật, làm xuất hiện một số lồi mới thích nghi, từ đó làm thay đổi cấu trúc quần xã hiện có.

Bão và áp thấp nhiệt đới:

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong những năm gần đây, tình hình diễn biến thời tiết khá phức tạp, nắng nóng gay gắt vào mùa khơ và mùa mưa tương đối nhiều. Trong cơn mưa, thường xảy ra lốc xốy và do tình hình thời tiết trong khu vực, từ sau cơn bão số 5 năm 1997, số cơn bão ngày càng tăng, riêng số liệu từ năm 2008 -2009 trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã xảy ra 22 cơn bão và 9 cơn áp thấp nhiệt đới, các vụ thiên tai này đa phần đều xảy ra trên khu vực Biển Đơng và gây nên hậu quả nặng nề đến tình hình sản xuất, sinh hoạt của người dân,đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến HST trong vùng, làm mất và suy thoái dần thảm thực vật hiện có trong khu vực rừng ngập mặn.

Sạt lở đất:

Tình hình sạt lở làm mất dần diện tích cây rừng, giảm địa bàn cư trú của các loài sinh vật và nguy hiểm hơn hết là làm thay đổi cấu trúc loài trong khu vực. Trong những năm gần đây, tình trạng sạt lở đất trở nên hết sức nghiêm trọng. Nhiều khu vực ở các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi có nguy cơ sạt lở rất cao, tập trung

3.4.Đánh giá một số dịch vụ hệ sinh thái chính của rừng ngập mặntại Cà Mau sử dụng cơng cụ mơ hình hóa và phân tích khơng gian

3.4.1.Dịch vụ hấp thụ các-bon

Kết quả nghiên cứu của luận án thông qua việc áp dụng mơ hình InVest để tính tốn lưu giữ các-bon cho thấy, việc chuyển đổi sử dụng đất có tác động đáng kể đến các-bon lưu giữ.

Kết quả phân tích ảnh viễn thám cho thấy, độ phủ của RNM giai đoạn 2010 giảm đáng kể so với giai đoạn 2005 ở Cà Mau, đặc biệt ở huyện Ngọc Hiển nơi tập trung diện tích lớn RNM (Hình 3.3).

Kết quả tính tốn dựa trên mơ hình InVest (được miêu tả tại Phần 2.3.3) để tính tốn lượng các-bon lưu giữ trong giai đoạn 2005-2010 cho thấy tương ứng với việc giảm diện tích của hệ sinh thái RNM, dịch vụ các-bon do RNM cung cấp cũng thay đổi tương ứng, cụ thể là tổng trữ lượng các-bon lưu giữ năm 2010 giảm đáng kể so với tổng trữ lượng các-bon lưu giữ năm 2005 (xem Hình 3.4).

Nguồn: [71].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)