Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing – mix tại khách sạn mường thanh diễn châu (Trang 80 - 86)

5. Kết cấu đề tài

2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing-Mix tại khách sạn Mường

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

*/ Hạn chế trong hoạt động marketing – mix

Có thể nói, dù hoạt động marketing đã được khách sạn quan tâm và có những đầu tư nhất định về con người, ngân sách, trang thiết bị để nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động marketing tuy nhiên chính sách marketing – mix của khách sạn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bao gồm các hạn chế về mục tiêu hoạt động của marketing – mix, tổ chức thực hiện hoạt động;

+ Một là, mục tiêu của các cuộc khảo sát chưa đa dạng; tiến trình thực hiện chưa bài bản; kết quả thu được chưa phong phú, tính chính xác chưa cao, thiếu sự khách quan; nội dung báo cáo chưa mang tính tổng quát, khó đưa ra được các dự báo, chưa thể đưa ra được các định hướng chiến lược marketing trong tương lai. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của việc xây dựng các chính sách marketing của khách sạn Mường Thanh Diễn Châu, khó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

+ Hai là, tiến trình và kết quả của hoạt động phân khúc thị trường chưa kết hợp với tiêu thức địa lý dẫn tới chưa phù hợp với văn hóa, khẩu vị và thói quen tiêu dùng của khách hàng; lựa chọn thị trường mục tiêu theo chun mơn hóa thị trường dẫn tới việc gặp rủi ro khi nhu cầu của thị trường có biến động; như trong năm 2020, doanh thu ẩm thực của khách sạn đã giảm rất sâu mà khách sạn chưa đưa ra được các giải pháp khắc phục kịp thời; khách sạn vẫn chưa chưa đề xuất được các hoạt động trọng tâm để định vị hình ảnh khách sạn mang tính lan tỏa để tiếp cận thêm các nhóm khách hàng đến từ các địa phương khác cũng như khách hàng quốc tế.

+ Ba là, đội ngũ nhân lực, cơ cấu tổ chức cho chức năng marketing chưa được tổ chức một cách bài bản, có khoa học đúng như tầm quan trọng của hoạt động này. Đội ngũ làm marketing chuyên môn chưa sâu, chưa đưa quan điểm, đường lối và văn hóa doanh nghiệp vào làm căn cứ cho hoạch định chiến lược

72

marketing, nên các chính sách marketing hình thành nhưng chưa thể hiện được những điểm khác biệt riêng của Mường Thanh Diễn Châu so với các khách sạn khác trong cùng Tập đoàn, cũng như so với các đối thủ cạnh tranh.

+ Bốn là, chính sách sản phẩm của khách sạn cịn nhiều hạn chế ở các dịch vụ giải trí bổ sung, chậm thay đổi và cập nhật sản phẩm mới; chưa xây dựng được kế hoạch marketing chi tiết cho việc ra mắt sản phẩm mới, chưa đa dạng trong xây dựng trọn gói sản phẩm. Cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh Diễn Châu sau thời gian hoạt động đã lỗi thời vẫn chưa được cập nhật thay mới; nhất là cơ sở vật chất để đáp ứng dịch vụ Banquet, như âm thanh, ánh sáng, màn hình, hội trường và bàn ghế.

+ Năm là, chính sách giá còn kém linh hoạt, đặc biệt khi nhu cầu giảm mạnh, nhưng các biện pháp liên quan đến việc đưa ra một mức giá khuyến khích tiêu dùng đưa ra rất chậm trễ và khơng hấp dẫn khách hàng. Chính sách giá chưa quan tâm nhiều tới đối tượng khách hàng trên thị trường mục tiêu, do đó việc định giá chưa đem lại hiệu quả về kinh doanh. Khi định giá cho sản phẩm mới chưa cân đối với các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc trên thị trường, chưa đánh giá cảm nhận khách hàng trong giai đoạn thử nghiệm về giá so với giá trị dịch vụ mang lại để đưa ra các điều chỉnh kịp thời.

+ Sáu là, các kênh phân phối của khách sạn đang khá truyền thống, chưa áp dụng thêm các kênh phân phối mới hiện đại để tận dụng tốt hơn nữa khả năng khai thác thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế, đối tượng khách hàng doanh nghiệp, như các kênh phân phối kỹ thuật số tiktok, zalo, instagram; nhiệm vụ quản lý các kênh phân phối của khách sạn còn nhiều bất cập khi chưa thống nhất được chính sách chiết khấu, xử lý tình huống khi có xung đột; khách sạn Mường Thanh Diễn Châu chưa xây dựng được cơ chế chính sách để giải quyết các xung đột giữa các kênh.

73

+ Bảy là, chính sách xúc tiến hỗn hợp của khách sạn chưa có sự kết hợp đa dạng với nhau; chưa phân loại các tệp khách hàng mục tiêu khác nhau để đưa ra các thông điệp, phương tiện truyền thông phù hợp. Chưa dừng lại ở đó, Mường Thanh Diễn Châu tham gia chưa hiệu quả các hoạt động hội chợ, triển lãm, các hoạt động xúc tiến du lịch của địa phương

+ Tám là, khách sạn Mường Thanh Diễn Châu chưa có một quy trình tổ chức hiệu quả để nâng cao chất lượng kết quả kinh doanh của các chính sách marketing. Đặc biệt khâu kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh còn bị xem nhẹ. Đội ngũ chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chưa đưa ra những đề xuất kịp thời cho ban lãnh đạo, các cá nhân có thẩm quyền để điều chỉnh kịp thời chính sách marketing.

Tóm lại, hoạt động marketing tại khách sạn Mường Thanh Diễn châu đang còn rất nhiều hạn chế ở tất cả các khâu trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh chỉnh chính sách marketing để thích ứng với nhu cầu thị trường và đặc điểm của khách sạn, do đó Mường Thanh Diễn Châu cần phải có kế hoạch khắc phục ngay trong thời gian tới.

*/ Nguyên nhân hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan

+ Một là, từ ban giám đốc, ban lãnh đạo khách sạn, chỉ quan tâm nhưng chưa thực sự chú trọng cho sự hoàn thiện và phát triển của bộ phận này; khách sạn đang lệ thuộc vào các chiến lược, chính sách marketing của Tập đoàn mà chưa chủ động thiết kế chính sách cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách sạn. Dẫn tới việc các chính sách marketing chưa thích hợp với khách hàng và thị trường mục tiêu như phương pháp định giá, các chính sách truyền thơng, quảng bá, chính sách xúc tiến thương mại để tiếp cận người tiêu dùng.

+ Hai là, định hướng chiến lược của Mường Thanh Diễn Châu tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng địa phương chưa chú trọng đến các nhóm

74

khách hàng trong nước và nhóm khách hàng quốc tế; đồng thời quy mô kinh doanh của khách sạn cịn nhỏ, chưa khai thác được tối đa cơng suất thiết kế, nên dẫn tới phân bổ ngân sách cho hoạt động marketing còn nhiều hạn chế.

+ Ba là, khách sạn chưa có một phịng ban riêng về marketing để hoạt động chuyên môn, mà đang ghép chức năng marketing với bộ phận kinh doanh nên đội ngũ nhân lực không đủ kỹ năng, kiến thức và thời gian để đi sâu vào xây dựng chính sách marketing cho khách sạn. Đồng thời các chính sách được xây dựng chưa thiết thực bám sát với tình hình kinh doanh của khách sạn, chủ yếu được sao chép từ các chính sách marketing của nhiều doanh nghiệp khác.

+ Bốn là, khách sạn là một thành viên của Tập đoàn, hoạt động theo cơ chế Tập đoàn, nên chịu nhiều giới hạn, ràng buộc. Mường Thanh Diễn Châu là khách sạn có phân khúc thấp trong bốn phân khúc của Mường Thanh, do đó về cơ sở vật chất khách sạn còn thiếu nhiều trang thiết bị hiện đại để phục vụ tối ưu nhu cầu của khách hàng; về chính sách giá, Mường Thanh Diễn Châu phải áp một mức lợi nhuận cố định để từ đó hồn lợi nhuận về Tập đồn mẹ.

+ Năm là, khách sạn chưa cập nhập các xu hướng marketing hiện đại, marketing trong ngành du lịch – khách sạn, nên chưa tìm ra được nhiều mong muốn tiềm thức của khách hàng. Chưa áp dụng tiến bộ khoa học – cơng nghệ vào hoạt động nghiên cứu, phân tích nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm, triển khai các hoạt động truyền thông kỹ thuật số.

- Nguyên nhân khách quan

Về phía khách sạn Mường Thanh Diễn Châu

+ Về phía khách sạn Mường Thanh Diễn Châu cịn chưa có các cơ chế, chính sách linh hoạt để khách sạn thành viên chủ động xây dựng chính sách marketing – mix phù hợp với đối tượng khách hàng; đồng thời chưa đưa ra mức phân bổ tài chính hợp lý để khách sạn thành viên đầu tư nhiều hơn về trang thiết bị, con người.

75

+ Khách sạn Mường Thanh Diễn Châu chưa chủ động kiểm tra, đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động marketing mà các khách sạn thành viên đang áp dụng; đang chậm trễ, chưa tham gia tích cực các hội chợ, triển lãm, các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế

Về phía chính quyền địa phương

+ Trong năm 2020 khi đại dịch covid-19 bùng nổ nhiều đợt khác nhau, đặc biệt là đợt dịch vào cuối tháng 7 cao điểm du lịch hè đã ảnh hưởng đến tâm lý, nhu cầu đi lại của khách hàng, với nhiều quảng cáo trên phương tiện khác nhau cũng ảnh hưởng đến thiện cảm của khách hàng khi tiếp cận với các thơng tin đó.

+ Dư địa phát triển du lịch của địa phương chưa có kế hoạch khai thác hiệu quả. Các bãi tắm, bãi biển chưa được chăm sóc, rác thải nhiều ảnh hưởng tới mỹ quan khu du lịch biển. Điểm đến tại địa phương như Đền Cuông (Đền Công), các di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống chưa có kế hoạch phát triển để thu hút du khách.

+ Đối thủ cạnh tranh như Minh Phú Plaza, Summer Cửa Lò, Kim Liên Resort thực hiện chính sách marketing – mix khơng quyết liệt. Chính sách của các đối thủ này cũng chủ yếu tiếp cận nhóm khách hàng địa phương, chưa hướng tới nhóm khách hàng là du khách quốc tế, các đối thủ cũng chưa có các kế hoạch xúc tiến thương mại.

+ Sự thiếu chuyên nghiệp thể hiện trong cả số lượng và chất lượng của các đơn vị tổ chức sự kiện hội chợ, triển lãm du lịch, xúc tiến thương mại của địa phương, khi tổ chức chương trình chưa có kế hoạch bài bản, chưa có thông điệp rõ ràng, chưa thu hút được đối tượng khách hàng.

76

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING- MIX TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH DIỄN CHÂU

3.1. Định hướng phát triển khách sạn Mường Thanh Diễn Châu giai đoạn 2022- 2030

*/ Mục tiêu phát triển tại khách sạn Mường Thanh Diễn Châu

- Mục tiêu ngắn hạn trong bối cảnh dịch bệnh và sau khi dịch bệnh được kiểm sốt đó là đảm bảo khách sạn vận hành linh hoạt; phục vụ nhu cầu của khách hàng với chất lượng tối ưu; duy trì đội ngũ người lao động làm việc tại khách sạn, đảm bảo ít nhất 60% lương cơ bản; tranh thủ khoảng thời gian cầu giảm, tiến hành trùng tu các hạng mục của khách sạn theo hướng hợp xu thế hơn; nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ mới để tăng doanh thu trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục kéo dài. Trong năm 2022, khi hòa chung vào xu hướng thích ứng linh hoạt với tình hình mới của dịch bệnh, khách sạn Mường Thanh Diễn Châu đã đặt mục tiêu kế hoạch doanh thu thuần trong năm 2022 tăng 36,49% so với năm 2021 tức đạt mức doanh thu trên 41 tỷ đồng, đây hẳn là một thách thức vực dậy sau cơn bão đối với khách sạn.

- Mục tiêu dài hạn của khách sạn được ban giám đốc xác định trong 10 năm nữa sẽ đưa khách sạn dẫn đầu về thị trường trong cùng phân khúc, doanh thu hằng năm đạt mức trên 100 tỷ VNĐ mỗi năm, lợi nhuận dự kiến 5% đến 7% trên tổng doanh thu. Vòng quay tài sản và vòng quay vốn tăng dần hằng năm; năng suất làm việc của người lao động tiếp tục được cải thiện, yêu cầu 100% về trình độ thấp nhất là trung cấp nghề liên quan đến lĩnh vực khách sạn. Khách sạn thực hiện tốt các quy định pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh; người lao động; với xã hội đặc biệt là thực hiện đóng đầy đủ các loại thuế cho Nhà nước, tiếp tục xây dựng hình ảnh thơng qua các chương trình cơng ích cho xã hội. Định hướng chiến lược phát triển marketing chuyên nghiệp và đem lại hiệu quả cao hơn trong nền kinh tế thị trường.

77

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing – mix tại khách sạn mường thanh diễn châu (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)