Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Marketing –Mix 4P

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing – mix tại khách sạn mường thanh diễn châu (Trang 41 - 45)

5. Kết cấu đề tài

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Marketing –Mix 4P

1.5.1 Các yếu tố bên ngoài

- Nhân khẩu học: là nhân tố quan trọng, tạo ra thị trường. Khi phân tích nhân khẩu học chú ý phân tích đến các yếu tố mức tăng (giảm) dân số, tỷ lệ sinh đẻ, hiện tượng già hóa dân cư, trình độ học vấn, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp. Các yếu tố này ảnh hưởng lớn đến cơ cấu, đặc tính nhu cầu của từng loại sản

33

phẩm; dịch vụ cụ thể trong tiêu dùng, ảnh hưởng đến các quyết định marketing của doanh nghiệp.

- Kinh tế: sức mua phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá cả. Vì vậy, các nội dung như tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tiết kiệm và tiêu dùng, thuế, các thành phần kinh tế, lao động, đầu tư nước ngoài cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để thiết kế sản phẩm, định giá bán, kế hoạch phân phối và cách thức tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu.

- Văn hóa – xã hội: người làm marketing cần nghiên cứu nền văn hóa để biết và hiểu rõ về chuẩn mực giá trị phản ánh bản sắc văn hóa của một đất nước, một dân tộc, vùng, miền khó thay đổi; đồng thời nghiên cứu nhánh văn hóa để hiểu được chuẩn mực giá trị của một nhóm người. Qua đó làm căn cứ tác động vào nhánh văn hóa khơng cốt lõi, có thể thay đổi theo thời gian để tìm kiếm cơ hội marketing.

- Khoa học – công nghệ: là nhân tố khởi đầu cho việc ra đời những sản phẩm mới và những sản phẩm có chất lượng cao để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Do đó cần nghiên cứu sự phát triển của tri thức, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tạo ra các lợi thế cạnh tranh.

- Tự nhiên: khi đi vào phân tích nhân tố này cần nghiên cứu và làm rõ các yếu tố về vị trí, địa hình, thời tiết, động thực vật, nguồn nước, sự khan hiếm một số nguyên liệu, tăng giá năng lượng, sự gia tăng ô nhiễm môi trường. Khi doanh nghiệp nắm rõ được các vấn đề trên sẽ xác định được các thuận lợi và khó khăn về các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chính trị - luật pháp: bao gồm sự điều hành của Chính phủ, hệ thống luật pháp, các văn bản quy định những điều mà doanh nghiệp được làm và không được làm, quy định, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp, là

34

những vấn đề mà người làm marketing phải quan tâm để xây dựng các chính sách marketing sao cho không vi phạm hệ thống Pháp luật của Nhà nước

1.5.2. Các yếu tố bên trong

- Bản thân doanh nghiệp: người làm marketing đi vào tìm hiểu và phân tích các bộ phận như ban lãnh đạo, bộ phận sản xuất, bộ phận nhân lực, bộ phận tài chính – kế tốn, bộ phận marketing, bộ phận cung ứng vật tư. Trong đó cần tập trung phân tích chi tiết thực trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp. Nội dung phân tích thực trạng bao gồm: Mục tiêu và chiến lược marketing, tổ chức bộ máy marketing, hệ thống các hoạt động marketing, chính sách marketing – mix. Từ kết quả phân tích này để xác định rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

- Nhà cung ứng: khi phân tích nhà cung ứng phải chỉ ra được số lượng, chất lượng, tầm quan trọng của các nhà cung ứng với doanh nghiệp. Các thông tin này giúp doanh nghiệp không bị lệ thuộc vào nhà cung ứng, lựa chọn được nhà cung ứng phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không rơi vào thế bị động sẽ đối mặt với nhiều rủi ro về chất lượng, nguồn hàng, khả năng phân phối và hoạt động truyền thông của doanh nghiệp.

- Trung gian marketing: bao gồm các trung gian phân phối, các công ty logistic, các tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức cung ứng dịch vụ marketing (Agency). Sau khi phân tích các trung gian này, người làm marketing có căn cứ để xây dựng các chính sách phân phối, chính sách xúc tiến tối ưu nhất với mục tiêu và chiến lược marketing của doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh: người làm marketing đi vào nghiên cứu số đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, nghệ thuật marketing mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng, khả năng chi phối thị trường của đối thủ cạnh tranh. Khi làm rõ được những khía cạnh này, doanh nghiệp sẽ chủ động xây dựng chính sách

35

marketing đối phó với các đối thủ cạnh tranh, kịp thời theo dõi và ứng biến với sự thay đổi của đối thủ.

- Dư luận của các nhóm lợi ích: được hiểu là chính kiến của một nhóm bất kỳ trước các quyết định marketing của doanh nghiệp mà các quyết định này có thể ảnh hưởng đến lợi ích nhóm. Do đó, khi phân tích dư luận xã hội cần chú ý đến các nhóm lợi ích: giới báo chí, giới quan chức, tổ chức người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ môi trường, cư dân địa phương và nội bộ doanh nghiệp.

- Khách hàng: là người tạo nên thị trường, là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Bởi mỗi khách hàng có những nhu cầu khác nhau, hành vi tiêu dùng khác nhau, nhận thức và thu nhập khác nhau, từ đó cũng hình thành các thói quen tiêu dùng khác nhau. Do đó người làm marketing cần nghiên cứu kỹ từng loại khách hàng trên thị trường để đáp ứng khách hàng một cách tốt nhất.

36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MARKETING- MIX 4P TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH DIỄN CHÂU

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing – mix tại khách sạn mường thanh diễn châu (Trang 41 - 45)