5. Kết cấu của khoá luận
1.6. Chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả Kinh tế Xã hội
Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội.
Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế – xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:
Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động:
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp cịn phổ biến, để tạo ra cơng ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thốt khỏi đói nghèo lạc hậu địi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tịi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Nâng cao đời sống người lao động:
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội.
20 Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển các nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
Tái phân phối lợi tức xã hội:
Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng.
Một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả cần phải có những chính sách chia sẻ lợi nhuận cho những người có hồn cảnh khó khăn, hoặc có chính sách hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho các khu vực còn gặp nhiều khó khăn.