CHƯ NG 1 .C SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU CÀPHÊ
2.1. Khái quát về thị trường càphê UK
2.1.4. Các quy định của UK đối với mặt hàng càphê xuất khẩu của
2.1.4.1. Hàng rào thuế quan
Sau khoảng thời gian dài áp dụng biểu thuế chung của EU, từ sau sự kiện Brexit, UK đang tìm những thỏa thuận thương mại mới với các quốc gia để đưa ra những thỏa thuận đó đi vào hoạt động và được sử dụng cho 80% lượng hàng hóa giao thương của nước này vào năm 2022. Theo chính phủ UK, sẽ bãi bỏ toàn bộ các mức thuế quan dưới 2% cho tất cả các mặt hàng. Bên cạnh đó 60% lượng hàng hóa được nhập vào quốc gia này sẽ được miễn thuế và đối với mặt hàng chống dịch Covid 19 sẽ được áp thuế 0% theo điều khoản của WTO.
Đối với nước ta, sau khi khí kết hiệp định UKVFTA, Anh áp dụng xóa 65% tổng các lọai thuế kể từ thời điểm UKVFTA được kí kết và sau 6-7 năm tiếp theo con số đó sẽ tăng lên 99%. Nhờ đó, mức thuế đánh vào mặt hàng cà phê xuất khẩu
Pháp Đức Brazil Việt Nam
Tây Ban Nha Italy Colombia Honduras
24
nước ta nói riêng và các mặt hàng khác nói chung sẽ nhận được mức thuế suất ưu đãi. Tuy nhiên Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê sang UK dưới dạng thô, đối với cà phê thô, thuế đánh vào khơng đáng kể vì vậy đã giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của cà phê nước ta.
2.1.4.2. Hàng rào phi thuế quan
* Quy định về tiêu chuẩn chất lượng
Cũng như các nhà nhập khẩu khác trong khối EU, vương quốc Anh áp dụng hệ thống quản lý ISO cho hầu hết các mặt hàng nhập khẩu. Hệ thống quản lý chất lượng này được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) xây dựng nhằm giúp cho các quốc gia nâng cao việc quản lý chất lượng sản phẩm và đảm bảo duy trì sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trên thế giới. Hiện nay, hàng hóa nhập khẩu vào Anh cần đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 9000:2005 hiện hành. Tiêu chuẩn này giúp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là khi doanh nghiệp được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quản lý dược phẩm được quốc tế công nhận. Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quan trọng nhất thuộc về bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Các nhà sản xuất được chứng nhận ISO 9001 hoặc ISO 9002 đã có một tài sản quan trọng. Đây là một phương thức giúp căn bản để kinh doanh tại thị trường UK với tính cạnh tranh lớn hơn. Đặc điểm này cũng giúp tăng sự tin tưởng đối với khách hàng. Việc quản lý chất lượng, sức khỏe, an toàn…thường liên quan chặt chẽ đến kế hoạch quản lý tổng thể. Ngày nay, hơn 200.000 tổ chức trên toàn thế giới được chứng nhận ISO 9000.
* Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
UK là thị trường khó tính trên thế giới. UK đặc biệt quan tâm đến sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng vì thế vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất được chú trọng. Vì vậy Anh đưa ra những quy chuẩn cao và những quy định chặt chẽ cho vấn đề nhập khẩu hàng hóa. Trong đó, SPS quy định về các biện pháp kiểm dịch thực vật của WTO được áp dụng và mọi hàng hóa xuất khẩu đến thị trường này cần đáp ứng được những tiêu chuẩn quy định trong hệ thống quản lí vấn đề an toàn thực phẩm HACCP để đảm bảo được việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được kiểm tra và đảm bảo theo tiêu chuẩn cho phép và tuân theo các văn bản khác quy định mức dư lượng hóa chất tối đa cho phép trong thực phẩm.
Bên cạnh đó, nấm mốc là một tronh những lý do khiến các sản phẩm xuất khẩu bị trả về. Theo đó, mức Ochratoxin A (OTA) tối đa được phép với cà phê rang hạt và rang xay: mức OTA tối đa là 5 μg/kg và đối với cà phê hòa tan là 10 μg/kg.
25
* Quy định về bao gói và nhãn mác:
Vương quốc Anh cũng là một trong những quốc gia có quy định khắt khe về vấn đề bao gói và nhãn mác của hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, tất cả hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt đối với những hàng hóa khơng có xuất xứ từ Châu Âu, phải có nhãn mác gắn với mặt hàng tương ứng và phải ghi rõ nguồn gốc, cân nặng, kích thước và thành phần cấu tạo của sản phẩm nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Trong trường hợp nhãn mác khơng thể gắn hoặc đóng dấu trực tiếp trên sản phẩm thì thơng tin hàng hóa phải được thể hiện rõ trên phiếu đóng gói đi kèm hoặc ghi trên tờ giấy riêng để giải thích thơng tin về hàng hóa. Riêng đối với mặt hàng cà phê đã qua chế biến như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, hay cà phê đóng lon, nhãn mác gắn với hàng hóa phải thể hiện đầy đủ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành phẩm, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian và cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi sản xuất, cùng với các điều kiện bảo quản sản phẩm, mã số và mã vạch để nhận dạng lô hàng.
* Quy định về chứng từ nhập khẩu:
Thủ tục và hồ sơ nhập khẩu cà phê vào thị trường Anh nhìn chung vẫn tuân theo các quy định của UK về nhập khẩu hàng hóa. Bộ hồ sơ xuất trình khi nhập khẩu bao gồm chứng từ hàng hóa và chứng từ thương mại, chi tiết như sau:
+ Hoá đơn thương mại;
+ Vận đơn đường biển hoặc đường hàng khơng; + Phiếu đóng gói
+ Tờ khai thuế;
+ Các chứng từ bảo hiểm;
+ Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ, các chứng từ và giấy chứng nhận khác (nếu có).
Do những yêu cầu khắt khe về chất lượng và bao gói, nhãn mác hàng hóa nhập khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ và Phiếu đóng gói hàng hóa nhập khẩu là yêu cầu bắt buộc khi xuất khẩu hàng hóa sang Anh và phải chi tiết, phù hợp với yêu cầu của các nhà nhập khẩu. Trong một số trường hợp, UK còn yêu cầu xuất trình Giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ hoặc các giấy chứng nhận về chất lượng khi tiến hành thơng quan. Ngồi ra, tất cả chứng từ dùng để thông quan nhập khẩu đều phải viết bằng tiếng Anh để thuận tiện cho q trình thơng quan được thực hiện nhanh chóng.
26