Diện tích trồng càphê ngày càng được mở rộng

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường uk (Trang 51 - 53)

CHƯ NG 1 .C SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU CÀPHÊ

2.5. Đánh giá tình hình xuất khẩu càphê Việt Nam sang thị trường UK

2.5.1.1. Diện tích trồng càphê ngày càng được mở rộng

Xuất khẩu cà phê có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta. Đây cũng là một trong những ngành thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Cà phê là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta và hằng năm mang lại nguồn ngoại tệ lớn. Mặc dù năng suất chưa cao nhưng có lợi thế vì diện tích cà phê trồng lớn. Bởi vì Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà phê, hiện nay năng suất và sản lượng của các địa phương liên tục được cải thiện trong hơn 10 năm qua. Sự gia tăng năng suất phần lớn nhờ thay đổi tập quán canh tác theo hướng thâm canh và bền vững, áp dụng các kỹ thuật canh tác tốt. Sản lượng hạt tiêu xuất khẩu sang thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường UK gần đây giảm sâu so với những năm trước nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng. Đây có thể được xem là tín hiệu tốt cho ngành xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam.

Theo Bộ NN&PTNT, tính đến hết tháng 9/2019, diện tích cà phê cả nước ước đạt 688.300 ha, năng suất đạt trung bình 2,6 tấn/ha, sản lượng cà phê nhân năm 2018 ước đạt 1.623 triệu tấn, tăng 94.000 tấn so với năm trước. Cây cà phê hiện được trồng tại 20 tỉnh, nhiều nhất là Đắk Lắk với gần 210.000 ha, Lâm Đồng hơn 170.000 ha, Đắk Nông khoảng 130.000 ha. Cùng với đó năng suất cà phê Việt Nam thường cao nhất trên thế giới, trung bình 2,6 tấn/ha nhân đối với Robusta và 1,4 tấn

45 nhân/ha đối với Arabica.

Trong khi đó về tốc độ phát triển chế biến cà phê trong thời gian qua tương đối cao khi tổng công suất thiết kế chế biến cà phê tiêu dùng đạt 132.494,4 tấn sản phẩm/năm, công suất thực tế đạt 94.374,2 tấn sản phẩm/năm, vượt xa so với chỉ tiêu đề ra là 10.000 tấn năm 2010 lên 20.000 tấn năm 2015 và 30.000 tấn vào năm 2020. Các nhà máy thường hoạt động chưa hết công suất thiết kế, nhất là chế biến cà phê nhân và chế biến cà phê bột mới chỉ đạt trên 50%. Phân khúc cà phê chế biến và thị trường xuất khẩu cà phê chế biến vẫn đang chủ yếu tập trung ở nhóm các doanh nghiệp FDI.

Cà phê Robusta (cà phê vối) - cà phê có thế mạnh của Việt Nam chiếm tỷ trọng chính cả về diện tích và sản lượng, giữ vai trị chủ đạo trong kinh doanh, sản xuất & chế biến và được trồng tập trung chủ yếu ở Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông và Gia Lai

Cà phê Arabica - dòng cà phê được ưa chuộng ở châu Âu. Arabica được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và Sơn La; đây cũng là nơi tập trung các nhà máy sản xuất chế biến theo phương pháp ướt.

Biểu đồ 2.6: Diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam

Nguồn: VICOFA Hiện nay các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang hướng tới sản xuất nơng sản hữu cơ. Có thể thấy, diện tích đất trồng của chúng ta lớn và tập trung chủ yếu tại Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đak Nông. Nhờ điều kiện tự nhiên phù hợp và các chính sách phù hợp nên diện tích trồng cà phê ở những nơi này luôn dẫn đầu về diện tích trồng trên cả nước. Tuy nhiên theo số liệu của Bộ NN&PTNT Việt Nam, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2020 là 680.000 ha,

915.8 1055.8 1057.5 1100.5 1276.6 1260.4 1326.6 1408.4 1453 1467.9 1529 1626.2 1657 509.3 530.9 538.5 554.8 586.2 623 637 641.2 643.3 645.4 664.6 688.4 688.3 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

46

giảm khoảng 2% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, Bộ NN&PTNT ước tính diện tích cà phê sẽ giảm xuống khoảng 675.000 ha. Nguyên nhân là giá cà phê liên tục xuống thấp thời gian dài nên người dân đã giảm diện tích, trồng xen canh với các loại cây khác. Thêm vào đó, nhiều vùng cà phê đã già cỗi, tốc độ tái canh chậm chạp dẫn tới sản lượng cà phê giảm.

Tình hình dịch bệnh cây trồng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới diện tích đất trồng, gây hư hại cây trồng. Cùng với đó, hạn hán mất mùa xảy ra nhiều, việc trồng cây nông sản phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và vị trí đất trồng. Để cải thiện diện tích đất trồng, Nhà ước cùng các địa phương đã ln đưa ra nhiều chính sách mới hỗ trợ, khắc phục khó khăn cho người nơng dân như Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn,…

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường uk (Trang 51 - 53)