CHƯ NG 1 .C SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU CÀPHÊ
2.2. Khái quát về thị trường càphê Việt Nam
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2019 đạt 1,653 triệu tấn,trị giá 2,855 tỷ USD, giảm 11,9% về lượng và giảm 19,3% về trị giá so với năm 2018. Trong đó xuất khẩu cà phê sang thị trường EU lớn nhất, chiếm 43,9% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2019, đạt 725,7 nghìn tấn, trị giá 1,164 tỷ USD, giảm 3,6% về lượng và giảm 14,4% về trị giá so với năm 2018
Theo ước tính của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 12 năm 2020 ước đạt 85 nghìn tấn với giá trị đạt 170 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê cả năm 2020 đạt 1,51 triệu tấn và 2,66 tỷ USD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm 7,2% về giá trị so với năm 2019. Theo Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, cho rằng bước sang niên vụ 2020 - 2021, sản lượng cà phê sẽ còn giảm khoảng 15% do ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ hồi tháng 10 và hạn hán hồi tháng 5 và tháng 6. Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, vụ cà phê năm nay của Việt Nam bị mất mùa và thu hoạch trễ hơn so với các năm trước nên chưa tạo áp lực lên thị trường.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 12/2021 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 305 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 26,2% về trị giá so với tháng 11/2021, so với tháng 12/2020 giảm 6,5% về lượng, nhưng tăng 20,3% về trị giá. Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020. Trong đó, xuất khẩu cà phê chế biến năm 2021 đạt 569,46 triệu USD, tăng 2,9% so với năm 2020. Việt Nam hiện xuất khẩu cà phê chế biến tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các thị trường chủ lực của cà phê chế biến Việt Nam là ASEAN, châu Âu, Trung Quốc, Mỹ.
Tính đến đầu năm 2022, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3/2022 đạt trên 211.000 tấn, đem về 474,44 triệu USD; tăng 51,4% về lượng và tăng 47,7% về trị giá so với tháng 2/2022; so với tháng 3/2021 tăng 24,4% về lượng và tăng 52% về trị giá.
27
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2018-2021
Nguồn: Tồng cục Hải quan
2.2.2. Cơ cấu thị trường và mặt hàng.
*Cơ cấu thị trường
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Năm 2020, 3 thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất trong 11 tháng đầu năm 2020 bao gồm: Đức, Mỹ, Italy. Trong đó, tính đến năm 2020, giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh tại 3 thị trường Ba Lan, Nhật Bản, Malaysia cụ thể tăng lần lượt 35.6%; 15.4%; 15.2% và đặc biệt giảm tới 36.5% tại thị trường Vương Quốc Anh.
Năm 2021, nhập khẩu cà phê của 5 thị trường hàng đầu thế giới sẽ tăng. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của các thị
0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 2018 2019 2020 2021
Giá trị (USD) Sản lượng (Tấn)
18 14 11 10 9 6 3 3 1 1 37 Đức Mỹ Italy Nhật Bản
Tây Ban Nha Vương quốc Anh Balan Canada Italy Philippines Các nước khác
28
trường Mỹ, Đức, Pháp từ Việt Nam đều giảm. Nhập khẩu từ Ý tăng nhẹ và Canada tăng 44,9%. Nhìn chung, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu của các thị trường Mỹ, Đức, Pháp, Canada vẫn ở mức thấp.
*Cơ cấu mặt hàng
Hiện tại nước ta đang trồng phổ biến 5 loại cà phê là cà phê Arabica, Culi, Cherry, Moka, Robusta.
- Cà phê Arabica: Arabica khi pha cho nước có màu nâu nhạt sánh, mùi vị đắng rất đa dạng từ đắng dịu hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ đến vị đắng lẫn hương thơm nồng nàng, đặc biệt có vị hơi chua rất lơi cuốn và thích hợp với khẩu vị của các qúy bà. Cà phê Arabica còn được biết đến với cái tên dân gian gọi là cà phê chè. Ơ nước ta chủ yếu gồm 2 giống chính là mokka và catimor thuộc loài thực vật Coffea L. Cà phê Arabica chiếm một diện tích rất ít khoảng 1% diện tích trồng cà phê. Loại cà phê này chỉ cho chất lượng tốt khi được trồng ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển. Vì hiệu quả kinh tế cao và chất lượng tốt nên hiện nay diện tích trồng đang được nhà nước khuyến khích trồng.
- Cà phê Culi có hạt trịn to bóng mẩy, và đặc biệt trong mỗi trái cà phê chỉ có duy nhất 1 hạt. Vị của Culi đắng ngắt, có hương thơm nồng
- Cà phê Cherry: Cherry hay còn gọi là cà phê mít gồm có 2 giống chính là Liberica và Exelsa. Loại này không được phổ biến lắm, nhưng đây là loại có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt và năng suất rất cao. Được trồng ở những vùng đất khơ đầy gió và nắng của vùng cao nguyên. Cherry mang một đặc điểm và hương vị rất khác lạ của một loài cây trưởng thành dưới nắng và gió của Cao Nguyên. Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp. Khi pha tạo ra mùi thơm thoang thoảng, đặc biệt là vị chua của cherry tạo ra một cảm giác thật sảng khoái. Cherry rất thích hợp với sở thích của phái nữ với sự hòa quyện giữa mùi và vị tạo ra một cảm giác dân dã, cao sang quý phái hòa quyện nhau thât sâu sắc.
- Cà phê Moka mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước khơng cao vì khơng xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao- gấp 2-3 lần Robusta – vì trồng khơng đủ chi phí nên người nơng dân ít trồng loại cà phê này. Được trồng tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Sở hữu hương thơm nồng, vị hơi chua và đặc tính cây dễ bị sâu bệnh, cần được chăm sóc kĩ nên hiện nay loại cà phê này được coi là hiếm và có giá thành cao hơn so với các loại cà phê khác.
- Cà phê Robusta : Hạt cà phê Robusta hình bàn cầu trịn và thường là 2 hạt trong 1 trái. Trãi qua quá trình chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ cao tạo cho loại cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, không chua, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc
29
phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam. Loại cây trơng này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) - hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới để đạt được yếu tố này, người nơng dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ hai- thời kỳ kiến thiết cơ bản-người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp.
Bảng 2.1: Cơ cấu xuất khẩu cà phê theo chủng loại của Việt Nam năm 2020
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xuất khẩu cà phê Robusta : tháng 11/2020 đạt 70,78 nghìn tấn, trị giá 111 triệu USD, giảm 25,1% về lượng và giảm 22,1% về trị giá so với tháng 11/2019. Trong 11 tháng năm 2020, đạt 1,22 triệu tấn, trị giá 1,82 tỷ USD, giảm 2,9% về lượng và giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta sang nhiều thị trường chính giảm, như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ, Thái Lan. Ngược lại, tăng ở các thị trường Italy, Nhật Bản, Algeria, Philippines.
Cà phê chế biến : Kim ngạch xuất khẩu tháng 11/2020 tăng 0,3% so với tháng 11/2019, đạt 46,14 triệu USD. Tuy nhiên, trong 11 tháng năm 2020 kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 524,84 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu cà phê chế biến sang thị trường Philippines, Trung Quốc giảm, nhưng xuất khẩu sang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức tăng.
*Thị trường xuất khẩu vào các nước
30
trong 10 tháng năm 2020 xuất khẩu đạt 297,1 nghìn tấn, trị giá 838,9 triệu USD, tăng 1,9% về lượng và tăng 4,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019,chủ yếu nhập cà phê arabica hoặc robusta chưa rang, chưa khử cafein. Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Tây Ban Nha đạt mức 2.824 USD/tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2019.Trong đó, giá nhập khẩu cà phê của Tây Ban Nha tăng khá mạnh từ các thị trường Đức, Colombia, Pháp, Honduras. Tây Ban Nha tăng nhập khẩu cà phê từ nhiều thị trường cung cấp chính, nhưng giảm từ các thị trường Việt Nam, Colombia, Pháp, Honduras.
Tại Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein vào Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy, chỉ khoảng 6,8 triệu USD năm 2019.Trong khi đó, mỗi năm các nước này nhập khẩu khoảng 455 triệu USD và chủ yếu nhập khẩu từ Brazil, Honduras. Chú ý cà phê chủ yếu được tiêu thụ ở 3 thị trường này là cà phê đen, khơng có sữa và đường, vì vậy chất lượng của cà phê rất quan trọng.
Các nước Bắc Âu chủ yếu nhập Arabica. Phân khúc cà phê cao cấp phát triển mạnh tại khu vực Bắc Âu do mức thu nhập cao cũng như văn hóa cà phê phát triển mạnh hơn các nước khác. Để thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào khu vực này, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp cần chú trọng vào khâu canh tác, phát triển sản xuất xuất gắn với môi trường bền vững để tạo thu hút người tiêu dùng
Tại Ấn Độ trong thời gian qua, IICCI đã tích cực phối hợp với Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ để mở cửa thị trường nông sản và thực phẩm chế biến, các hội viên của phịng Thương mại và cơng nghiệp IICCI đã bắt nhập khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan và các sản phẩm khác. Đặc biệt là món ăn tráng miệng yêu thích tại các tiệc cưới sang trọng tại Ấn Độ, sản phẩm cà phê hòa tan được bán phổ biến trên các trang web bán hàng trực tuyến”.