Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu càphê của Việt Nam vào UK

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường uk (Trang 46 - 51)

CHƯ NG 1 .C SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU CÀPHÊ

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu càphê của Việt Nam vào UK

đoạn 2018 – 2021

2.4.1 Các yếu tố chủ quan

* Chính sách về thuế quan và phi thuế quan

Xuất khẩu đối với nước ta chính là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nhờ có xuất khẩu mà cách doanh nghiệp có cơ hội phát triển, mở rộng tuy nhiên đây cũng là khó khăn và thách thức do các hạn chế về chính sách, thuế quan.. khi xuất khẩu 1 sản phẩm bất kì. Hiện nay, Vương quốc Anh nhập khẩu cà phê đạt 203,38 nghìn tấn, trị giá 945,56 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 6,2% về trị giá so với năm 2020. Bên cạnh đó các sản phẩm cà phê có giá trị cao đã qua chế biến chỉ chiếm từ 3-5% tổng lượng nhập khẩu. Nguyên nhân chính của việc lượng xuất khẩu đi giảm và giá trị chưa cao một phần là do chính sách thuế quan. Nhất là

40

trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, các quốc gia đều tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới vì vậy cạnh tranh càng ngày càng gay gắt hơn.

Hiện tại, nước ta đã và đang tham gia kí kết nhiều hiệp định thương mại nhằm tìm kiếm những cơ hội mới cho xuất khẩu nước nhà. Sau khi kí kết thành cơng hiệp định UKFTA, UK đã thực hiện xóa bỏ 85,6% số dịng thuế được xóa bỏ vào ngày 01 tháng 01 năm 2021 và con số này là 99,2% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ vào ngày 01 tháng 01 năm 2027. Theo quy định của UKVFTA, UK đã thực hiện miễn bỏ thuế quan đối với một số nông sản của Việt Nam. Đây cũng là động lực thúc đẩy cho sự phát triển ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Cùng với đó khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ dần cũng là lúc các quốc gia nhập khẩu tăng cường các biển pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch tễ, các biện pháp chống phá giá… Hàng xuất khẩu nông sản Việt Nam chịu tác động của 6.281 số lượng rào cản kỹ thuật đối với thương mại, 12.009 biện pháp kiểm dịch động, thực vật, 15 biện pháp phịng vệ thương mại. Đối với chính sách về phi thuế quan, ngành hàng nông sản Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng thường xuyên bị cảnh cáo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép. Không chỉ vậy, các chỉ số dư lượng về an toàn thực phẩm cũng như vấn đề về nguồn gốc xuất xứ chưa được kiểm soát kĩ càng khiến các sản phẩm cà phê xuất khẩu của nước ta gặp khó khăn và thường xuyên bị trả về. Đây có thể cho thấy được sự khắt khe và những yêu cầu về mặt chất lượng càng ngày càng cao của thị trường này. Chính những yêu cầu này đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê xuất đi trong những năm gần đây.

Có thể thấy, các chính sách về thuế quan, rào cản kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại đã gây ảnh hưởng cả về giá và lượng đối với mặt hàng cà phê nói riêng và mặt hàng nơng sản nói chung.

*Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp:

Đối với các doanh nghiệp như các doanh nghiệp cà phê, cơ sở vật chất và kỹ thuật đóng vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay còn tồn tại rất nhiều những cơ sở chưa có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc sản xuất cà phê. Những dây chuyền, máy móc được áp dụng cơng nghệ hiện đại vẫn chưa được chú trọng đầu tư và lắp đặt. Đặc biệt, nước ta sản xuất cà phê với sản lượng cực lớn thì vấn đề bảo quản cà phê sau thu hoạch rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị cũng như chất lượng của hạt cà phê. Điều này yêu cầu người sản xuất phải có hệ thống kho chứa bảo quản tốt. Với sự bùng nổ về cơng nghệ hiện nay, nếu có thể cải thiện cơ sở vật chất đi kèm đó kết hợp sản xuất bằng dây truyền hiện đại thì các lao động cũng sẽ cắt giảm được thời

41

gian và công sức. Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cũng như công nghệ cũng sẽ giảm bớt được những lỗi trong quá trình sản xuất các sản phẩm… và làm tăng hàm lượng công nghệ trong từng sản phẩm cà phê xuất khẩu. Nhờ vậy, giá trị cà phê Việt mới tăng lên và khẳng định được vị thế cũng như uy tín trong ngành.

Khơng chỉ chú trọng tới cơ sở vật chất ở nơi sản xuất mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải quan tâm đến vấn đề về vận tải. Việc chọn được các phương tiện chuyên chở phù hợp với lượng sản phẩm và có sức bền để tránh việc ngưng trệ trong quá trình vận chuyển cũng như quá trình xuất khẩu.

Thị trường cà phê là thị trường có tính chất biến đổi theo mùa vụ và xu hướng, do đó, các sản phẩm cũng phải biến đổi liên tục. Do đó, việc thay đổi, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật là điều cần thiết đối với tất cả mọi doanh nghiệp.

*Các hoạt động marketing hỗ trợ sản phẩm:

Marketing là cơng cụ để doanh nghiệp có thể quảng bá, định vị cho người tiêu dùng về hình ảnh và chất lượng của sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đối với các sản phẩm cùng loại của những doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó Marketing cịn giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu của khách hàng và những khách hàng tiềm năng nhằm định hướng sản xuất những sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó. Cùng xuất khẩu 1 loại sản phẩm nhưng nếu có chiến lược marketing phù hợp với sản phẩm của mình nhằm làm nổi bật những nét đặc biệt và những ưu điểm của sản phẩm cà phê Việt thì các doanh nghiệp xuất khẩu đều có thể dễ dàng nâng cao sức cạnh tranh của mình so với đối thủ. Việc kết hợp các hoạt động marketing nhằm hỗ trợ các sản phẩm cà phê nước ta có thể tiếp cận gần hơn đến với những tệp khách hàng mới nhằm mở rộng được thị trường của sản phẩm ngách tại thị trường UK.

Tóm lại, Marketing là cầu nối để đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.4.2. Các yếu tố khách quan

* Nhu cầu, thị hiếu của thị trường nước ngoài

Dự báo, thị trường cà phê Việt Nam đang dần phục hồi sau thời gian chậm lại vì đại dịch hồnh hành. Với thị trường mở cực kì rộng lớn và đi kèm là những trợ cấp, ưu đãi thuế quan, nhu cầu nhập khẩu tăng lên, tình hình xuất khẩu cũng khả quan hơn nhiều.

Theo Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân càphê của Việt Nam ước đạt mức 2.251 USD/tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021. Có thể thấy thị trường cà phê đang nhộn nhịp trở lại.

42

Tính đến nay cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu và 17,2% thị phần của Vương quốc Anh. Nhờ có thị trường lớn kết hợp với sự hỗ trợ từ các hiệp định thương mại, đặc biệt là UKVFTA, giúp thúc đẩy xuất khẩu cà phê nước ta sang thị trường UK đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu nói chung và UK nói riêng đều cao và khắt khe hơn các quốc gia khác. Các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường này đều phải đáp ứng nhu cầu cũng như các bộ quy định về chất lượng từ khâu sản xuất đến đóng gói cho đến khâu vận chuyển cuối cùng để đến tay người tiêu dùng.

Người dân UK ưa chuộng sử dụng các sản phẩm tự nhiên và không gây hại với môi trường. Họ quan tâm đặc biệt tới vấn đề an tồn vệ sinh thực phẩm vì thế họ dễ dàng nhận biết được các logo, nhãn mác kiểm định chất lượng trên sản phẩm. Bởi vậy việc các doanh nghiệp cố gắng đạt được những chứng nhận về chất lượng là một điểm cộng lớn trong cạnh tranh. Việc này cần phải có những kế hoạch sản xuất rõ ràng từ khâu trồng trọt, thu hoạch, đóng gói… Nếu một trong những khâu này gặp vấn đề hoặc không đảm bảo được sự rõ ràng minh bạch thì đều sẽ bị từ chối nhập khẩu vào UK . Một số quy định khác về xuất xứ sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, ghi nhãn sản phẩm,… đều được UK quy định và bắt buộc các quốc gia xuất khẩu sản phẩm phải tuân thủ theo.

Vương quốc Anh là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Châu Âu. Tại Châu Âu, Vương quốc Anh là thị trường trọng điểm cho các loại cà phê được chứng nhận. Tiêu dùng tại nhà của người Anh vẫn bị chi phối bởi việc bán cà phê hòa tan, nhưng cà phê vỏ và cà phê xay chất lượng cao đang được ưa chuộng hơn. Sự phổ biến của các loại cà phê chất lượng cao hơn cũng được thúc đẩy bởi thị trường quán cà phê khổng lồ trong nước. Được biết đến là thị trường của các chuỗi cà phê quốc tế và những sản phẩm cà phê đặc sản, việc đáp ứng được thị trường này bắt buộc phải có cơ cấu mặt hàng đa dạng với kĩ thuật chế biến chất lượng cao.

Như vậy, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cần được doanh nghiệp tiếp tục chú trọng hơn bằng cách nâng cao quy trình quản lý tại tất cả các khâu nhằm đảm bảo an tồn thực phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp khơng chỉ điều chỉnh chiến lược, giá xuất khẩu mà còn phải thực thi, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tiêu chuẩn kỹ thuật để sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu của người dân UK.

* Sự cạnh tranh từ các quốc gia khác:

Với lượng nhu cầu lớn và thị trường rộng mở, việc có nhiều đối thủ là vấn đề tất yếu. Đối với xuất khẩu cà phê cũng vậy, các doanh nghiệp ln tìm ra những đặc điểm nổi bật của sản phẩm mình nhằm quảng bá hoặc lợi dụng những điểm yếu của

43

đối thủ để hoàn thiện hơn sản phẩm của mình bằng cách cải tiến cả chất lượng lẫn dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Họ thường nắm tới giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp.. để khai thác những thông tin cần thiết để thay thế vị trí của doanh nghiệp đối thủ bất cứ lúc nào. Đối với nhóm đối thủ trực tiếp là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên cùng 1 thị trường, cùng 1 tệp khách hàng thì có thể dễ dàng nhận biết tuy nhiên đối với nhóm đối thủ gián tiếp, có cùng hị trường nhưng khác nhóm khách hàng thì rất khó để phát hiện. Cả 2 nhóm đối thủ này đều có điểm mạnh, yếu riêng để các doanh nghiệp tìm hiểu và khai thác. Nếu có thể nắm bắt được những thơng tin từ 2 nhóm đối thủ này thì doanh nghiệp đều có thể dễ dàng nâng cao được tính cạnh tranh của mình. Cùng với đó, để tránh bị khai thác thơng tin thì doanh nghiệp cần chủ động xây dựng cho doanh nghiệp kế hoạch kinh doanh rõ ràng và đổi mới công nghệ, phương pháp chế biến hay cách cung cấp dịch vụ để tạo ra sự khác biệt so với những doanh nghiệp đối thủ khác.

UK hiện đang có những chính sách nhằm khai thác những lợi ích từ Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tức là thị trường UK trong thời gian tới sẽ mở cửa cho 11 nước thành viên của Hiệp định này để nhận được những quyền, những ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này. Như vậy, cà phê nước ta phải cạnh tranh với rất nhiều các đối thủ lớn như Malysia, Nhật Bản…. Đặc biệt phải cạnh tranh trực tiếp với Brazil- quốc gia có chất lượng cà phê tốt và sản lượng lớn nhất thế giới. Giá cà phê cũng bị ảnh hưởng rất nhiều do thị trường đang dư nguồn cung. Đây là khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta khi phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh cả về chất lượng lẫn số lượng.

* Tình hình dịch bệnh và xung đột giữa các quốc gia khác

Tình hình dịch bệnh Covid 19 trong suốt thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới. Các chuỗi cung ứng gần như đứt gãy, quá trình xuất khẩu cũng bị ngưng trệ. Ngành Logistics bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Q trình giao nhận cũng bị kéo dài do chính sách cách ly tại mỗi khu vực, mỗi đất nước là khác nhau. Tình trạng container ùn ứ tại các cửa khẩu diễn ra rất thường xuyên. Điều này làm ảnh hửơng đến q trình cung ứng hàng hóa và khiến nhà cung cấp không thể kiểm sốt được chất lượng hàng hóa của mình và gây ra thiệt hại về cả vật chất lẫn uy tín của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với loại sản phẩm xuất khẩu nhạy cảm về thời gian như nơng sản thì việc ùn ứ thời gian dài ở các cửa khẩu này cũng đồng nghĩa với việc hư hỏng khơng chỉ vậy chi phí bảo quản, lưu kho cũng cao khiến giá cả bị đội lên rất nhiều, doanh nghiệp gần như khơng có lợi nhuận. Bên cạnh tình hình dịch bệnh kéo dài như vậy thì tình hình thời tiết cũng như thiên tai.. cũng làm cho quá trình giao nhận trở nên khó khăn rất nhiều. Mưa giông, bão lũ khiến cung đường

44

vận chuyển, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Đặc biệt, mưa quá nhiều cũng ảnh hưởng đến việc bảo quản cà phê dù đã có thời hạn bảo quản nhưng tình trạng dịch bệnh cịn tiếp tục kéo dài thì việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia sẽ gặp khó khăn vơ cùng lớn..

Chính trị cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của một số quốc gia. Chính trị có ổn định thì kinh tế mới phát triển. Đặc biệt trong thời điểm căng thẳng giữa ông lớn về nhiên liệu như Nga và Ukraina hiện nay, thì tình hình chiến sự này nó khơng chỉ ảnh hương đến nền kinh tế của 2 quốc gia tham chiến mà nó cịn ảnh hưởng đến các nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới. Sau những động thái trừng phạt Nga do EU đưa ra sau chiến sự với Ukraina, giá xăng dầu tăng cao ngất ngưởng. Chi phí vận tải đã tăng thêm 15- 20% sau 4 lần nâng giá do nguồn cung cấp xăng dầu bị gián đoạn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của cà phê xuất khẩu sang UK. Với khoảng cách vận chuyển hàng hóa xa như vậy, yêu cầu các doanh nghiệp cần tìm ra những cách mới để có thể vận chuyển cà phê sang UK hoặc chấp nhận thua lỗ. Với tình hình như này các doanh nghiệp cũng sẽ lựa chọn đánh đổi bằng cách giảm bớt lượng xuất khẩu sang thị trường này và chấp nhận mất 1 lượng khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường uk (Trang 46 - 51)