Hoạt động quảng bá và xúc tiến chưa được chú trọng nhiều:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường uk (Trang 55 - 62)

CHƯ NG 1 .C SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU CÀPHÊ

2.5. Đánh giá tình hình xuất khẩu càphê Việt Nam sang thị trường UK

2.5.2.1. Hoạt động quảng bá và xúc tiến chưa được chú trọng nhiều:

Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta vẫn còn dè dặt và chưa thể thâm nhập vào sâu kênh phân phối của thị trường khó tính này. Các doanh nghiệp nước ta vẫn chưa thực sự có chiến lược quảng bá phù hợp với sản phẩm nước ta và chưa thể làm nổi bật được những đặc tính, đặc trưng riêng của sản phẩm cà phê Việt. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thị trường chưa được làm tốt vì vậy các doanh nghiệp nước ta vẫn chưa thể nắm bắt được nhu cầu cũng như mong muốn của người tiêu dùng. Do vậy nên các sản phẩm cà phê nước ta vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng dẫn dến tình trạng dư thừa của một số mặt hàng như cà phê nhân và khan hiếm các sản phẩm cà phê đã qua chế biến sâu như cà phê hòa tan.

Tần xuất tham gia hoạt động hội chợ, triển lãm còn chưa cao, việc tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại thị trường UK còn hạn chế. Mặc dù các cơ quan ban ngành trong thời gian qua đã bắt đầu chú trọng đến việc tổ chức và tham gia hội chợ chuyên ngành như một kênh xúc tiến thương mại hiệu quả, nhưng trên thực tế, tần suất tổ chức vẫn cịn khá ít. Trong khi đó, do cản trở về mặt địa lý, nắm bắt thơng tin cịn kém và chưa giải quyết được vấn đề pháp lý khi tham gia các hội chợ, triển lãm trên thị trường UK, nên việc các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng hết hiệu quả của kênh quảng bá này. Trên thực tế, các doanh nghiệp đã ý thức được tiềm năng tiêu thụ cà phê Việt Nam của thị trường này và tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu như trên nhằm mở rộng cơ hội hợp tác và giao kết với đối tác cũng như những doanh nghiệp trong ngành, nhưng cơ hội tiếp cận với các hoạt động này thực sự khan hiếm.

2.5.2.2. Chất lượng cà phê chưa cao:

Mặc dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới nhưng cà phê Việt mới chỉ được đánh giá cao về số lượng cịn về chất lượng thì chưa được cao. Với một đất nước có khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ như nước ta thì chất lượng cà phê phải có chất lượng cao hơn.

Chất lượng cà phê không đồng đều, đặc biệt cà phê Việt Nam ln bị phàn nàn là chất lượng kém, có lúc bị thải loại đến 60% lượng xuất khẩu, chiếm tỷ trọng cao (80%) trong tổng số cà phê bị thải loại trên thế giới. Điều này không những gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp mà còn giảm uy tín và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, dẫn đến việc cà phê Việt Nam bị loại bỏ

49

hoặc ép giá. Theo tiến sĩ Dave A. D’Haeze của Công ty tư vấn cà phê E.D.E Consulting (Đức) cho rằng: “Nếu chất lượng cứ thấp như hiện nay thì sẽ đẩy cà phê Việt Nam vào chỗ khó khăn. Chất lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh, nhất là lúc Việt Nam đã gia nhập WTO”. Cà phê loại I chiếm từ 16-18%, loại II chiếm tới trên 70%, còn lại là loại thấp hơn...

Lãnh đạo Cục chế bến nông lâm sản cho biết kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng không phải do chất lượng cà phê đã được cải thiện mà chủ yếu là nhờ sự tăng về giá của cà phê trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Cục này cũng khẳng định thêm chất lượng cà phê nước ta đang ở bậc thấp so với quốc tế vì nhiều lí do khác nhau.

Về giống cây trồng đang bộc lộ những bất cập phổ biến trước hết ở cơ sở ít chú trọng kiểm tra nấm bệnh hại rễ trước khi đưa ra sản xuất, dẫn đến nhiều nguy cơ lây bệnh từ vườn ươm cây giống ra ngoài vườn sản xuất. Hơn nữa, do đầu tư ngắn hạn và có tính tạm thời, khiến nhiều vườn ươm hiện đang hoạt động trong điều kiện không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về độ ẩm, ánh sáng, hệ thống thoát nước… Và nghịch lý với các cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất đúng chủng loại, đạt tiêu chuẩn chất lượng cây giống thì sản phẩm cạnh tranh lại rất khó khăn do chi phí đầu tư lớn. Nếu nơng dân khơng may mua cây giống công nghiệp không đạt chất lượng về sản xuất thì phải mất 3 năm sau mới xác định được, sau đó lại mất thêm 3 năm nữa để trồng thay thế giống chất lượng cao, nên hệ quả thiệt hại thường xảy ra đáng kể. Bên cạnh đó, nơng dân vẫn chưa được tìm hiểu kĩ về cách thu hái và bảo quản sau thu hoạch để làm tăng chất lượng hạt cà phê. Cách các nhà vườn thu hái bằng cách tuốt cành như hiện nay cũng làm giảm sản lượng thu được do thu hoạch cà phê xanh. Không chỉ vậy, các khâu sơ chế cũng có nhiều vấn đề và chưa thực sự đảm bảo nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cũng như giá trị của cà phê.

Thêm vào đó cơ cấu cây trồng chưa thực sự hợp lí. Hiện nay nước ta chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, loại cà phê này chiếm hơn 90% lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. Robusta là loại cà phê không đem lại giá trị cao như Arabica. Cùng với đó, mặt hàng cà phê Robusta của nước ta còn phải cạnh tranh với những giống cà phê có lợi thế so sánh của các thị trường xuất khẩu cà phê lớn mạnh khác như Brazil, Colombia… Mặc dù diện tích trồng các giống cà phê có giá trị cao như Arabica đang tăng nhưng lượng tăng chưa nhiều và cịn thiếu đồng bộ. Có thể thấy được sự mất cân bằng diện tích giữa các giống cà phê đang là 1 bài toán lớn.

2.5.2.3. Giá cà phê Việt Nam thường thấp hơn giá cà phê Thế giới:

Một trong những khó khăn mà cà phê Việt Nam phải đối mặt là vấn đề giá cả. Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, mặc dù Việt Nam là

50

quốc gia xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng giá cà phê Việt Nam lại không cao. Điều này cho thấy Việt Nam chưa quan tâm đủ mức cần thiết đến chiến lược xuất khẩu cà phê theo chất lượng, chủng loại tại từng thị trường và từng phân khúc. Giá cà phê thấp cũng đồng nghĩa với việc lãng phí tài nguyên trong sản xuất và xuất khẩu.

Theo đó, thị trường cà phê Việt bị phụ thuộc rất nhiều vào thị trường trên thế giới. Với tín hiệu sáng của thị trường, quy gom cà phê diễn ra nhộn nhịp một số trường hợp gây ra sự xuất khẩu ồ ạt. Khi thị trường biến động, giá cà phê giảm mạnh khiến thị trường rối loạn làm các hộ sản xuất cà phê hay các bộ phận sản xuất gặp nhiều khó khăn. Từ đó lượng cà phê bị tồn lớn do khơng có thị trường xuất ra, làm ảnh hưởng ghiêm trọng đến việc xoay vòng vốn. Theo Bộ NN-PTNT, trong báo cáo do Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần trình bày: “Quy hoạch phát triển cà phê chưa được tính tốn cân đối, nên cây này được trồng ồ ạt khi giá nhích lên, nhưng lại bị chặt bỏ khi giá hạ, ảnh hưởng xấu đến chế độ thâm canh”. Điều này làm giá cả của mặt hàng cà phê Việt bị ảnh hưởng, biến động thất thường và khơng ổn định.

Bên cạnh đó việc các nhà vườn chủ động phá vườn để trồng những giống cây lạ vì những lợi ích ngắn hạn do thiếu kiến thức nên dẫn đến việc bị gian thương lừa gạt. Năm 2018, sau vụ việc thu mua lá điều, rễ hạt tiêu,.. với mức giá cao thì xảy ra vụ việc các thương lái người Trung Quốc thu mua lá cà phê với mức giá 50.000 đồng/kg tại Lâm Đồng (theo báo Lao động). Đây là mức giá được cho là cao gấp nhiều lần so với giá cà phê nhân. Sau rất nhiều chiêu trò của thương lái Trung Quốc, những chủ nhà vườn vẫn rơi vào những cái “bẫy tâm lí” do những gian thương này tạo ra. Điều này đã khiến nhiều hộ dân điêu đứng và sản lượng cà phê hằng năm cũng bị ảnh hưởng.

2.5.2.4. Trình độ của nhân lực còn chưa đáp ứng được yêu cầu:

Mặc dù Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, nhưng đa phần là người lao động thủ cơng, có trình độ chun mơn. Trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực đầu tư vào giáo dục cũng như huấn luyện cán bộ nhân viên nhằm xây dựng một đội ngũ nhân lực đơng đảo, bù đắp cho những thiếu sót và bất cập của hoạt động kinh doanh của đất nước, nhưng thực tế vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong thị trường lao động hiện nay. Đối với hoạt động xuất khẩu cà phê, việc thiếu hụt đội ngũ lao động có trình độ chun môn này đã tạo ra nhiều hạn chế cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt thông tin thị trường, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác và hoạch định chiến lược xuất khẩu lâu dài. Do đó, doanh nghiệp khó chủ động về nguồn cung hàng hóa để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường UK. Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam thường gây để lại ấn tượng cho các bạn hàng một hình ảnh chưa chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, vì vậy thường rơi vào thế bị động trong các giao dịch

51

thương mại, dẫn đến tình trạng bị ép giá khi xuất khẩu

2.5.2.5. Thương hiệu cà phê Việt còn yếu kém:

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành cà phê, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng thương hiệu cà phê Việt Nam còn mờ nhạt chưa phát triển. Sau khi hội nhập WTO, Việt Nam có một số thương hiệu cà phê như Trung Nguyên, Vinacafe, cà phê Buôn Mê Thuột, ... nhưng các thương hiệu này chưa quá lớn mạnh. Song song với đó, cơ sở của việc xây dựng 1 thương hiệu là vùng trồng nguyên liệu phải đồng nhất, đảm bảo được cả chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay nước ta ngoại trừ một số vùng như Đắk Lắk, Gia Lai là tương đối lớn thì các vùng trồng cà phê khác quy mơ cịn nhỏ lẻ, manh mún.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và phát triển thương hiệu cịn gặp nhiều khó khăn và chưa được đầu tư đúng mức. Với một thị trường có yêu cầu cao và khắt khe về chất lượng và uy tín sản phẩm như UK thì việc xây dựng và phát triển thương hiệu là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang UK chủ yếu vẫn là cà phê thơ, lại ít tập trung vào các sản phẩm chế biến nên ít tiếp cận với khách hàng tiêu dùng. Hơn nữa, doanh nghiệp Việt nam chủ yếu xuất khẩu gián tiếp thông qua các đại lý do chưa nắm bắt được thông tin thị trường, sản phẩm đầu ra lại chưa là thành phẩm cuối cùng nên việc xây dựng thương hiệu là hết sức khó khăn trên thị trường mà mặt hàng cà phê chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, hạn chế về nguồn vốn đã gây thêm nhiều khó khăn cho Việt Nam trong việc phát triển và duy trì thương hiệu.

2.5.2.6. Thiếu tính đồng bộ giữa các khâu:

Từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ, xuất khẩu chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp nhà vườn. Hiện nay ngành sản xuất cà phê nói riêng và chế biến nơng sản nói chung vẫn cịn tồn tại vấn đề các doanh nghiệp và các hộ nơng dân vẫn xảy ra tình trạng “mệnh ai nấy lo”. Các doanh nghiệp chỉ lo phần sơ chế, chế biến, xuất khẩu… còn các hộ dân sản xuất chỉ lo sản xuất. thị trường cà phê thế giới biến động, các doanh nghiệp giảm thu mua nhưng nhà vườn do thiếu thông tin từ các doanh nghiệp nên không chủ động được trong việc cắt giảm sản xuất dẫn đến mức cà phê tồn rất lớn. Các nhà vườn cũng gặp khó khăn trong việc cân chỉnh sản lượng cũng như giá bán ra. Điều này cũng khiến nhà nước phải đưa ra chính sách để hỗ trợ, thu mua cà phê để tạm trữ. Bên cạnh đó, thị trường dư thừa cung cà phê vì thế các hộ dân thường bị ép giá.

52

khiến việc xuất khẩu vào thị trường khó tính như UK đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó việc bán của nhà vườn và thu mua của các doanh nghiệp đa số còn manh mún, bị phân tán khiến việc tập trung nguồn hàng và giao hàng đúng hạn còn bị hạn chế

2.5.2.7. Thiếu vốn đầu tư:

Việc đầu tư cho sản xuất có phần hạn chế, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cà phê. Cho dù có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào kinh doanh cà phê thì khả năng tài chính vẫn chưa đủ mạnh để có thể trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Đây là sự thua thiệt lớn về giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam. Thế nên, vốn đầu tư luôn là vấn đề đáng quan tâm, có ảnh hưởng rất lớn. Việc tìm giải pháp hỗ trợ vốn là rất quan trọng cho ngành cà phê ở các tỉnh nói riêng và tồn quốc nói chung. Tuy nhiên, thực hiện được các giải pháp hỗ trợ vốn không phải là công việc dễ dàng. Đây vẫn là vấn đề bất cập địi hỏi cần có giải pháp hợp lý.

2.6. Nguyên nhân

Về phía nhà nước:

Chính sách hỗ trợ cịn chưa thực sự hợp lí. Các chính sách hầu như tập trung nhiều vào hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và quy mơ của quỹ này cịn chưa đủ đáp ứng, nguồn thu ít. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu còn tồn tại vấn đề là nợ quá hạn quá cao, cơ chế cho vay ưu đãi triển khai quản lý chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả. Nhà nước chưa có chính sách chỉ đạo quản lý chặt chẽ ngành cà phê, chưa có chính sách đầu tư hữu hiệu vào khâu chế biến sản phẩm, mà đây là công đoạn rất quan trọng. Bên cạnh đó, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng vẫn chưa được hồn thiện. Vì thế vẫn gây ra những kẽ hở trong việc quản lí xuất khẩu nên các sản phẩm xuất khẩu vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn và thường xuyên bị trả về gây thiệt hại không chỉ về kinh tế mà cịn ảnh hưởng đến hình ảnh của cà phê nước ta. Nếu sản xuất mà không đảm bảo chất lượng thì các giai đoạn sơ chế về sau có tốt đến mấy thì cũng không thể nào cho ra được những lô hàng đạt chất lượng cao và ngược lại.

53

Về phía doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê

Hiện nay, nguồn lao động khá dồi dào nhưng lượng nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu cịn hạn chế kèm theo đó là giá cả của các nguyên liệu phụ liệu như phân bón tăng cao điều này khiến giá thành mặt hàng cà phê cũng bị đội lên mà lợi nhuận đem lại khơng lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thường xuất khẩu theo giá FOB do ít có điều kiện th tàu, theo thói quen và kinh nghiệm mua bán theo giá CIF vẫn chưa có nhiều. Ngồi ra, cịn do khả năng phân tích, nắm bắt thị trường, dự đốn tình hình cầu cà phê tại UK cũng như các thị trường xuất khẩu cà phê khác của Việt Nam còn chưa tốt và cà phê Việt Nam chưa mạnh ở xây dựng thương hiệu cũng như việc kiểm sốt giá cịn chưa nên dẫn đến việc bị khách hàng nước ngoài chèn ép giá. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước hầu như chiếm độc quyền trong việc thu mua cà phê trực tiếp từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất cà phê để xuất khẩu, do vậy mà các doanh nghiệp này chưa thực sự quan tâm đến người sản xuất, mối liên kết giữa người sản xuất với các nhà doanh nghiệp hầu như không tồn tại. Do không có mối liên kết nên một khi giá cả phế lên cao các doanh nghiệp thường gặp khó khăn là khó có thể thu mua được số lượng lớn trong một thời gian ngắn để xuất khẩu. Hơn nữa do nguồn tài chính có hạn, phần lớn phải vay ngân hàng nên dễ gặp phải rủi ro khi đến hạn giao hàng mà vẫn chưa thu mua đủ số lượng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường uk (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)