Định hướng và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu càphê Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường uk (Trang 63 - 64)

CHƯ NG 1 .C SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU CÀPHÊ

3.2. Định hướng và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu càphê Việt Nam

Ngày 02/4/2021, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 1392/QĐ- BNN-TT phê duyệt Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Theo đó, định hướng ngành cà phê nước ta sẽ phát triển bền vững đi kèm là áp dụng với những công nghệ sản xuất tiên tiến và phương pháp nuôi trồng hiện đại. Cùng với đó đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh và gia tăng giá trị trên từng mặt hàng xuất khẩu nâng cao đời sống người dân.

Quán triệt định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu bền vững trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu và hiệu quả hơn vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị tồn cầu, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm các nguồn tài nguyên, năng lượng, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập người lao động, đảm bảo thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu ổn định lâu dài

3.2.1. Định hướng phát triển từ năm 2022 – năm 2030.

Định hướng phát triển từ năm 2022 – năm 2025: Cụ thể trong giai đoạn 2021-

2025 sẽ phấn đấu tăng mức giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu qua việc gia tăng hàm lượng cà phê chế biến, áp dụng cơng nghệ, khoa học vào q trình chế

57

biến. Bên cạnh đó ngồi việc tận dụng hiệp định UKVFTA để mở rộng thị phần tại UK thì đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn khác như Đức, Hoa Kỳ...

Định hướng phát triển từ năm 2025 – 2030: Từ 2025 đến 2030, phấn đấu đa

dạng hóa các sản phẩm cà phê xuất khẩu (cà phê Robusta, Arabica, Excelsa...), giảm sản lượng cà phê xuất khẩu thô tăng mức xuất khẩu cà phê thành phẩm, đã qua chế biến chú trọng các sản phẩm cà phê chế biến đem lại giá trị cao. Cùng với đó tăng cường xây dựng thương hiệu cà phê xuất khẩu của Việt Nam, và cắt giảm việc xuất khẩu qua các bên trung gian. Tìm kiếm các thị trường mới và tăng cường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Nga, Bỉ, Algeria,... và các thị trường đã có FTA.

3.2.2. Mục tiêu phát triển từ năm 2022 –2030.

Trong thời gian gần đây, ngành cà phê nước ta có nhiều chuyển biến. Hiện nay, nước ta không chỉ xuất khẩu cà phê nhân mà đang dần chuyển đổi và tăng gia sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cà phê đã qua chế biến như cà phê rang, xay, hịa tan. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ các hiệp định thương mại tự do FTA, nước ta đang hướng đến mục tiêu năm 2030 xuất khẩu 6 tỉ USD. Nhờ có các hiệp định thương mại này mà cà phê nước ta được hưởng mức thuế ưu đãi cùng với các thị trường mở, giúp các mặt hàng cà phê nước ta có điều kiện cũng như lợi thế để cạnh tranh với những sản phẩm cùng ngành của các nước đối thủ, đặc biệt là các nước “mạnh” như Brazil, Columbia

Cụ thể chú trọng việc tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta vào thị trường UK. Trong đó việc tăng trưởng không cần tăng trưởng quá nhanh để tránh ngành cà phê nói riêng và các ngành xuất khẩu khác của nước ta bị tổn thương nghiêm trọng từ những biến động ngoài thị trường mà cần sự tăng trưởng bền vững qua các năm để không gây cú sốc nào cho ngành cà phê khi thị trường biến đổi.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, đến năm 2025 diện tích cà phê đặc sản đạt 11.500 ha, chiếm khoảng 2% tổng diện tích cà phê, sản lượng khoảng 5.000 tấn; đến năm 2030 diện tích cà phê đặc sản đạt 19.000 ha, chiếm khoảng 3% diện tích cà phê, sản lượng khoảng 11.000 tấn.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường uk (Trang 63 - 64)