Phân tích phổ hồng ngoại (IR)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc của hợp chất Zr(IV) cố định trên các chất mang và khả năng hấp phụ asen, selen trong môi trường nước (Trang 58 - 59)

CHƢƠNG II : THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.5.Phân tích phổ hồng ngoại (IR)

2.5. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẶC TRƢNG CẤU TRÚC VẬT LIỆU

2.5.5.Phân tích phổ hồng ngoại (IR)

Phổ hồng ngoại là một trong những phƣơng pháp phân t ch hóa lý hiện đại và hiệu quả để phân tích cấu tạo các hợp chất. Những số liệu từ phổ hồng ngoại cho ph p xác định sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử hợp chất (nhƣ nhóm

), nhận biết các liên kết

trong việc nghiên cứu cấu trúc của hợp chất vô cơ đặc biệt là phức chất, cấu trúc vật liệu (vật liệu mao quản, zeolit, polyme ...)[12].

Phƣơng pháp phổ hồng ngoại dựa trên cơ sở của sự tƣơng tác giữa chất cần phân t ch với các tia đơn sắc có bƣớc sóng nằm trong miền hồng ngoại (4000  400 cm-1). Kết quả của sự tƣơng tác dẫn đến chất nghiên cứu sẽ hấp thụ một phần năng lƣợng và làm giảm cƣờng độ của tia tới. Lúc này, phân tử sẽ dao động làm thay đổi góc liên kết và độ dài liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Sự hấp thụ bức xạ điện từ của phân tử tuân theo định luật Lambert-Beer:

( )

Trong đó: D: mật độ quang; Io, I: cƣờng độ ánh sáng trƣớc và sau khi đi qua chất phân t ch; : hệ số hấp thụ; l: độ dày cuvet; C: nồng độ chất cần phân t ch.

Khi hấp thụ năng lƣợng trong vùng hồng ngoại sẽ gây ra dao động của các nhóm nguyên tử trong phân tử. Các nguyên tử trong phân tử dao động theo ba hƣớng trong không gian gọi là dao động riêng của phân tử. Mỗi dao động riêng ứng với một mức năng lƣợng nhất định. Những dao động này làm thay đổi momen lƣỡng cực điện của liên kết và làm xuất hiện t n hiệu hồng ngoại.

Thực nghiệm: Mẫu đƣợc đo phổ IR trên máy Shimadzu IR prestige 21 tại Khoa Hóa học, Trƣờng Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Mẫu đƣợc đo trong vùng 4000400 cm-1

.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc của hợp chất Zr(IV) cố định trên các chất mang và khả năng hấp phụ asen, selen trong môi trường nước (Trang 58 - 59)