Chính trị và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau, pháp luật phản ánh đường lối, chủ trương, quan điểm chính trị, cụ thể thành các nguyên tắc, QPPL để tác động và điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản, phổ biến trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Đường lối, chủ trương, quan điểm chính trị thơng qua pháp luật có thể tác động tới các chủ thể xã hội một cách rộng rãi, nhanh chóng và hiệu quả.
Ở Việt Nam, HTCT được tổ chức và hoạt động theo chế độ nhất nguyên, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây là cơ sở quan trọng để bảo đảm sự ổn định về chính trị - xã hội, bảo đảm cho sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, nhưng mặt khác cũng tiềm ẩn những nguy cơ như quan liêu, độc đoán hoặc bao biện, làm thay, hạn chế việc phát huy dân chủ và tính chủ động sáng tạo của nhân dân.
Nhận thức rõ vấn đề này, trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, cùng với việc đề ra những chủ trương, quan điểm, định hướng chỉ đạo xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện nhà Nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và hội nhập quốc tế, Đảng ta cũng luôn chú trọng phải đổi mới HTCT, phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội; thúc đẩy các hoạt động giám sát và PBXH.
Trong 36 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương, quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao vai trị của MTTQVN trong tình hình mới như Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Nghị quyết số 48/NQ-TW của Bộ Chính trị “về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020”; Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội”; Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc ban hành “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trị xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”… Những chủ trương của Đảng về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường vai trò của MTTQVN Việt Nam trong các văn kiện nêu trên đã từng bước được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013, các đạo luật về tổ chức, hoạt động của các CQNN, MTTQVN, trong đó có một số nội dung rất quan trọng như Mặt trận “đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; Mặt trận có nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội”…
Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Các tổ chức Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [102]; “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. CQNN, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…”, “tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [102]. “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật…” [102]. Đây là cơ sở pháp lý ở tầm hiến định cho các chủ thể trong quan hệ giám sát và PBXH. Theo đó, việc hồn thiện pháp luật về giám sát và PBXH là việc tiếp tục triển khai, cụ thể hóa Hiến pháp. Các văn bản pháp luật như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tịa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật MTTQVN đã cụ thể hóa những vấn đề cơ bản về giám sát và PBXH của MTTQVN. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật nêu trên và các VBQPPL liên quan nhằm nâng cao chất lượng giám sát và PBXH, đảm bảo phát huy đầy đủ vai trò “là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” của MTTQVN.
Để thực hiện được sự giám sát của nhân dân đối với bộ máy Đảng và Nhà nước, Hiến pháp và pháp luật đã quy định một hệ thống các bảo đảm mà trước hết là quy định các quyền của công dân: quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí; quyền được thơng tin. Đó là những quyền rất quan trọng để nhân dân có thể được tự do thể hiện ý kiến, làm tăng tính cơng khai, minh bạch của các hoạt động của Đảng và Nhà nước.
Trong hoạt động giám sát, phải bảo đảm những nguyên tắc về sự lãnh đạo của Đảng trong q trình xây dựng cơ chế, chính sách, tn theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật, thực sự khách quan, mang tính xây dựng và cầu thị, cùng hướng tới mục đích của giám sát là hỗ trợ cho cơng tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước và của Đảng, nhằm góp phần tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng và bảo vệ nhà nước pháp quyền XHCN. Đối với Mặt trận, phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các kiến nghị, đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận thực hiện nhiệm vụ giám sát, sau khi nhận được
kiến nghị của Mặt trận thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, trả lời trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Mục đích của PBXH của MTTQVN là góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội trong việc hoạch định, xây dựng và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tăng cường đồng thuận xã hội.