Quá trình xây dựng pháp luật về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 80 - 82)

CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

3.1. Đánh giá thực trạng pháp luật về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam

3.1.1. Quá trình xây dựng pháp luật về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam

3.1.1.1. Thời điểm trước năm 2013

Hiến pháp 1992, lần đầu tiên ghi nhận có tính ngun tắc vai trị giám sát của Mặt trận đối với CQNN, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước (Điều 9).

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 1992, năm 1999 Luật MTTQVN được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng hoạt động giám sát của Mặt trận. Đồng thời, trong các luật về tổ chức: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức HĐND và UBND, các quy chế hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp và các quy chế phối hợp giữa Mặt trận với các cơ quan quyền lực nhà nước đều các quy định về hoạt động giám sát đại biểu dân cử được quy định trong. Trên cơ sở của các quy định này, hoạt động giám sát của MTTQVN về cơ bản đã được triển khai và từng bước đi vào nề nếp.

Ngày 16/11/2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã ra Thơng báo số 161-TB/TW về đề án MTTQVN tham gia giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cư. Ngày 21/4/2006, Chính phủ và UBTWMTTQVN đã ký kết Nghị quyết liên tịch số 05 ban hành “Quy chế MTTQVN giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư”. Quy chế này được áp dụng thí điểm ở 209 xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Tiền Giang. Năm 2007, Pháp lệnh số 34/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được ban hành. Ngày 17/4/2008, Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT giữa Chính phủ và UBTWMTTQVN, hướng dẫn thi hành các điều 11, 14, 16, 22, 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, được ký kết, tạo cơ sở và điều kiện mới cho hoạt động giám sát của MTTQ các cấp.

Như vậy, trong thời gian này, đã có một số VBQPPL được ban hành quy định khá cụ thể về cơ chế giám sát CQNN và cán bộ, công chức nhà nước. Tuy

nhiên, qua rà sốt các VBQPPL có quy định về giám sát của MTTQVN thời kỳ này cho thấy, chủ yếu là những quy định có tính chất khung, có tính ngun tắc, chưa có những quy định cụ thể và đầy đủ về quyền, trách nhiệm, cơ chế, quy trình, hậu quả pháp lý, cũng như những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát của Mặt trận. Vì vậy, chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Mặt trận còn rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

3.1.1.2. Thời điểm từ năm 2013 đến nay

Chủ trương tăng cường vai trò giám sát của MTTQVN có liên quan mật thiết với việc đổi mới, nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, đến hiệu lực quản lý của Nhà nước và rất hợp với lòng dân, đã được Đảng đề ra từ Đại hội X và được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng trong các nhiệm kỳ XI, XII. Thể chế hóa chủ trương này, Hiến pháp năm 2013 đã quy định về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm giám sát và PBXH của Mặt trận: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính

quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 2013, Luật MTTQVN năm 2015 được ban hành, quy định cụ thể về tính chất, mục đích và nguyên tắc giám sát; đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát; hình thức giám sát; quyền, trách nhiệm của MTTQVN trong hoạt động giám sát; quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát; trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, HĐND, UBND và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; quyền, trách nhiệm của UBMTTQVN trong việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn

Năm 2017, Nghị quyết liên tịch số 403/NQLT giữa UBTVQH, Chính phủ và Đồn Chủ tịch UBTWMTTQVN được ban hành để tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, nhất là Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị và cụ thể hóa Điều 27, Điều 34 Luật MTTQVN, quy định chi tiết về hình thức giám sát và PBXH, bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát và PBXH, góp phần thực hiện dân chủ, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,

Cùng với các các quy định của Hiến pháp và pháp luật, các văn bản của Đảng như: Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư Trung ương về hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diến biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị- xã

hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”... là cơ sở quan trọng để Mặt trận thực

hiện hoạt động giám sát tốt hơn, ở nhiều lĩnh vực, nội dung.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 80 - 82)