tổ chức xã hội và công dân với nhà nước
- C.Mác, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976. Cơng
trình này đã đề cao tính dân chủ trong Nhà nước pháp quyền, dân chủ chính là chính quyền của dân, do dân và vì dân.
- V.I. Lênin, Tồn tập, tập 23, 29, 33, 34, 36, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1976. Nhà nước Xô Viết theo quan điểm của V.I. Lênin có đặc điểm là các cấp chính quyền thì phải có đầy đủ cơ cấu, thành phần, tức là phải có cơ quan quyết nghị, cơ quan chấp hành và cơ quan xét xử, tất cả các cơ quan này đều đặt dưới sự lãnh đạo và trực thuộc cơ quan dân cử.
- Theo Hiến pháp nước Cộng hòa Liên bang Nga năm 1993, tự quản địa phương ở Liên bang Nga bảo đảm quyền tự quyết của cư dân đối với các vấn đề ở tầm địa phương, nắm giữ, sử dụng và định đoạt sở hữu của địa phương. Tự quản địa phương do công dân thực hiện bằng cách trưng cầu ý dân, bầu cử, các hình thức trực tiếp thể hiện ý chí khác, thơng qua các cơ quan dân cử và các cơ quan tự quản địa phương.
- Theo Hiến pháp Nhật bản, các quy tắc về tổ chức, điều hành bộ máy chính quyền địa phương được pháp luật quy định phù hợp với nguyên tắc tự trị địa phương. Các địa phương sẽ tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) như một cơ quan để thảo luận, biểu quyết phù hợp với quy định của luật pháp. Quốc hội không thể thông qua một đạo luật để áp dụng cho một địa phương nếu đa số cử tri của địa phương đó khơng chấp thuận. Theo đó, ý kiến của người dân là hết sức quan trọng, có tính chất quyết định.
- Tác phẩm “Nền cộng hòa và những vấn đề” và tác phẩm “Lý thuyết giá
trị” của John Dewey (1859-1952): Nội dung cơ bản của hai tác phẩm trên đã cho
thấy: Nhà nước về bản chất là cơ quan công quyền phục vụ mọi thành viên trong xã hội. Nhưng thực tế quyền lực nhà nước thường bị lạm dụng, lạm quyền, nhà nước nhiều khi trở thành công cụ phục vụ lợi ích cá nhân, gia đình, tập đồn. Họ thực hiện được điều đó vì khơng có sự giám sát ràng buộc của cử tri. Muốn thực hiện được quyền lực nhà nước là của cử tri thì nhiệm kỳ làm việc của quan lại phải có
giới hạn, phải chịu sự giám sát thường xuyên. Nhân dân phải có quyền cách chức những người khơng có năng lực và đạo đức.
- Cuốn sách “Hành chính cơng và quản lý hiệu quả của Chính phủ” - là tài liệu học tập về hành chính cơng ở Trung Quốc do tác giả Nguyễn Cảnh Chất biên dịch [10]. Đây là một cuốn sách vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn về hành chính cơng. Theo nội dung cuốn sách, các chủ thể pháp lý rất rộng và tồn diện. Đó là: Sự giám sát của Đảng cầm quyền; giám sát của cơ quan quyền lực; giám sát tư pháp (của Tịa án); giám sát nội bộ cơ quan hành chính; giám sát của cơng dân; giám sát của dư luận xã hội.
Từ các nghiên cứu trên cho thấy: Cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là tổng thể của các yếu tố thể chế, thiết chế và các điều kiện bảo đảm có mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau nhằm xác lập những quyền và khả năng để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước có hiệu quả. Cơ chế đó ở một số nước dân chủ, pháp quyền tư sản có những điểm chung sau đây:
Thứ nhất, Hiến pháp các nước đều khẳng định nhân dân là chủ thể của
quyền lập hiến, quyền thiết lập nên quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và là chủ thể duy nhất của quyền lập hiến, quyền thiết lập nên Nhà nước.
Thứ hai, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bằng đảng
phái chính trị đối lập (đảng phái khơng cầm quyền). Đảng đối lập vừa là đặc điểm vừa là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước ở các nước dân chủ tư sản trên thế giới. Khi đảng nào được lịng dân thì đồng nghĩa với thắng cử trong cuộc bầu cử cạnh tranh và giành được quyền lực nhà nước, trở thành đảng cầm quyền.
Thứ ba, cơ chế nhà nước kiểm soát quyền lực nhà nước ở nhiều nước được
thực hiện qua chức năng giám sát của các tổ chức xã hội dân sự. Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự được coi là ba trụ cột của sự ổn định và phát triển trong mỗi quốc gia, là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới.
Thứ tư, cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bằng
các phương tiện truyền thông đại chúng: truyền thông đại chúng là biện pháp công khai, minh bạch hoạt động quyền lực nhà nước trước nhân dân để nhân dân dễ dàng tiếp cận và giám sát. Truyền thông đại chúng: “thực hiện chức năng chính: thứ nhất,
thơng báo cho cơng chúng biết các nhà lãnh đạo của mình đang làm gì; thứ hai, giám sát các hoạt động của chính phủ” [38].
Thứ năm, bầu cử tự do và giới hạn nhiệm kỳ được xem là một phương thức
để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Bầu cử là hình thức ủy quyền từ nhân dân tới những người đại diện. Chính vì vậy mà nó được xem là một phương thức nhân dân thực hiện vai trò giám sát nhà nước.