Nội dung pháp luật về giám sát và phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 55 - 59)

Pháp luật về giám sát và PBXH có nội dung là tồn bộ các nguyên tắc, QPPL để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực giám sát và PBXH, được ghi nhận trong Hiến pháp và hệ thống VBQPPL. Nhìn chung, những nguyên tắc, QPPL trong lĩnh vực giám sát và PBXH thường mang tính khái qt, có nhiều quy định chung, số lượng các quy định cụ thể chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, có thể khái quát các nguyên tắc, quy định đó thành bốn nhóm cơ bản như sau:

- Những nguyên tắc, quy định trong Hiến pháp và những quy định có liên quan được ghi nhận trong hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và về cán bộ, viên chức nhà nước và các VBQPPL cụ thể hoá các quy định của hiến pháp cán liên quan đến những vấn đề như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, lập hội… Đây được coi là những ngun tắc, quy định có tính chất nền tảng, tạo cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động giám sát và PBXH. Những nguyên

tắc, quy phạm hiến định là cơ sở cho việc xây dựng hoàn thiện và thực thi pháp luật về giám sát và PBXH, mọi văn bản pháp luật dưới hiến pháp có chứa đựng các QPPL về giám sát và PBXH đều phải phù hợp với hiến pháp và các quy định của pháp luật về giám sát và PBXH, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật nói chung được xây dựng trên cơ cở của hiến pháp. Hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và về cán bộ, viên chức nhà nước là cơ sở để tổ chức các hoạt động giám sát và PBXH. Bởi vì, giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, là một trong những phương thức để nhân dân và các tầng lớp xã hội theo dõi, nhận xét, đánh giá, thể hiện chính kiến của mình đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm công vụ của các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, góp phần bảo đảm cho quyền lực nhà nước được vận hành một cách khoa học, hiệu lực, hiệu quả; bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, các CQNN tuân thủ Hiến pháp và pháp luật thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hồn thành tốt trách nhiệm cơng vụ, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Các VBQPPL cụ thể hóa các quy định của hiến pháp có liên quan đến những vấn đề như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, lập hội… là cơ sở quan trọng để các tổ chức và cá nhân thực hiện.

- Những quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức CT-XH; các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội được ghi nhận trong các VBQPPL như Luật MTTQVN, Luật Cơng đồn,

Luật Thanh niên, Pháp lệnh cựu chiến binh Việt Nam, Nghị định số 45/NĐ-CP về về tổ chức, hoạt động và quản lý hội…, tạo cơ sở pháp lý cho các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội tổ chức và hoạt động một cách hợp pháp và trên cơ sở các quy định của pháp luật, các tổ chức sẽ xây dựng điều lệ của tổ chức mình phù hợp với tính chất, sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm xã hội. Mặc dù, trong các văn bản pháp luật này các quy định điều chỉnh trực tiếp hoạt động giám sát và PBXH của các tổ chức xã hội là rất ít, ngoại trừ Luật MTTQVN, nhưng những quy định chung về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động giám sát và PBXH của các tổ chức xã hội. Có thể nói, thiếu những QPPL điều chỉnh tổ chức, hoạt động và quản lý hội thì các tổ chức xã hội khó có thể tiến hành các hoạt động giám sát và PBXH một cách hợp pháp để phát huy vai trị, năng

lực, trí tuệ, nhiệt tình và sức mạnh của các lực lượng xã hội xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật nói riêng và sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế nói chung.

- Những quy định cụ thể về giám sát và PBXH như: tính chất, nhiệm vụ,

quyền hạn, trách nhiệm của chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện, cách thức xử lý kết quả giám sát và PBXH xã hội… Đây là những quy định cụ thể tạo cơ sở trực tiếp điều chỉnh các quan hệ giám sát và PBXH. Vì vậy, các quy định này càng toàn diện, đầy đủ, phù hợp và dễ tiếp cận thì các tổ chức xã hội và cá nhân càng có điều kiện để chủ động tham gia vào các hoạt động giám sát và PBXH một cách tích cực và có hiệu quả. Trong Luật MTTQVN năm 2017 có những quy định về tính chất, mục đích, nguyên tắc, đối tượng, nội dung, phạm vi, hình thức, quyền và trách nhiệm của MTTQVN trong hoạt động giám sát và PBXH. Đây cũng là VBQPPL duy nhất có những quy định này. Vì vậy, mặc dù đây chỉ là những quy định được ghi nhận trong Luật MTTQVN, nhưng với phạm vi điều chỉnh của Luật

được xác định tại Điều 3, đó là: “Luật này quy định quyền, trách nhiệm, tổ chức,

hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước, nhân dân và các tổ chức; điều kiện bảo đảm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. Khoản 2 Điều 25 của Luật quy định: “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang tính xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm, khuyết điểm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến và những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh”; hoặc

tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 32, Luật quy định: “2. Phản biện xã hội của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam mang tính khách quan, khoa học, xây dựng, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả của văn bản; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, phát huy quyền làm chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. 3. Hoạt động phản biện xã hội được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm sự tham gia của các thành viên, hội viên, đồn viên và nhân dân; tơn trọng các ý kiến khác nhau nhưng khơng trái với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc”. Các quy định này cùng với những quy định cụ thể về hình thức, nội dung,

phương pháp tổ chức hoạt động giám sát và PBXH của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác hồn tồn có thể tham khảo và vận dụng vào quá trình tổ chức hoạt động giám sát và PBXH của tổ chức mình.

- Những quy định về trách nhiệm của các cơ quan, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đối với giám sát và PBXH. Hiến pháp 2013

quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (Khoản 2, Điều 1); “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền” (Khoản 2, Điều 3). Trên

cơ sở những quy định của Hiến pháp, trong quá trình tổ chức và hoạt động, các CQNN, cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước có trách nhiệm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và pháp luật và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc đồng thời phải tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát và PBXH đối với việc thực hiện nhiệm vụ của CQNN, cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước. Ví dụ, trên cơ sở những quy định của Hiến pháp, để bảo đảm nguyên tắc thống nhất, phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực nhà nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật và bảo đảm cho nhân dân tham gia vào xây dựng, hoàn thiện pháp luật, Luật ban hành VBQPPL đã được ban hành quy định một cách toàn diện về: nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL; trách nhiệm của các CQNN, tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng VBQPPL. Đặc biệt, Luật ban hành VBQPPL năm 2018 đã có một điều (Điều 6) để quy định riêng về sự tham gia góp ý kiến xây dựng VBQPPL, thực hiện PBXH đối với dự thảo VBQPPL.

Theo đó, việc tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng VBQPPL và dự thảo VBQPPL và thực hiện PBXH đối với dự thảo VBQPPL là quyền của MTTQVN, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, các cơ quan, tổ chức khác và cá nhân. Trong quá trình xây dựng VBQPPL, các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo văn bản và cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng VBQPPL và dự thảo VBQPPL, để MTTQVN thực hiện PBXH đối với dự thảo VBQPPL. Ý kiến tham gia về đề nghị xây dựng VBQPPL và dự thảo VBQPPL và ý

kiến PBXH đối với dự thảo VBQPPL phải được nghiên cứu, giải trình, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo VBQPPL.

Trên cơ sở của những quy định này, các cơ quan, tổ chức tiếp tục cụ thể hóa và tổ chức thực hiện trong thực tế theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân tham gia đơng đảo vào q trình góp ý kiến và thực hiện giám sát và PBXH đối với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)