Giữa kinh tế và pháp luật có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Một mặt, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác, pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế. Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở chỗ nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế - xã hội quyết định, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật. Sự biến đổi của chế độ kinh tế - xã hội luôn dẫn đến sự thay đổi của pháp luật. Pháp luật ln ln phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế, nó khơng thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Mặt khác, pháp luật có sự tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế.
Công cuộc đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới về kinh tế đã tạo ra tiền đề và điều kiện cho việc thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia chủ động và tích cực vào các q trình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bước chuyển biến từ cơ chế, tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường về thực chất là q trình dân chủ hóa các hoạt động kinh tế, mọi người đều bình đẳng với nhau trong quan hệ kinh tế, mỗi chủ thể kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở phải tôn trọng pháp luật và phải chịu sự giám sát xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, sức sản xuất được giải phóng, năng xuất lao động được nâng cao, đời sống văn hoá và tinh thần được nâng lên, con người có điều kiện để phát triển và phát huy năng lực của mình tham gia nhiều hơn vào q trình dân chủ hóa xã hội. Nền kinh tế thị trường tác động và địi hỏi nhà nước phải minh bạch hóa thơng tin và đề cao trách nhiệm giải trình đối với nhân dân về các chính sách, pháp luật, các quyết sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội…. Tất cả những nhu cầu phản ánh sự phong phú, đa dạng, sinh động đó của nền kinh tế thị trường đều có tác động và ảnh hưởng đến q trình dân chủ hóa, thúc đẩy sự phát
triển của các hoạt động giám sát và PBXH và có tác động mạnh mẽ tới q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật về giám sát và PBXH.