Thực tiễn thực hiện pháp luật về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 116 - 121)

quốc Việt Nam

Việc tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PBXH của MTTQVN trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cấp ủy, chính quyền ở địa phương cũng đã quan tâm ban hành văn bản chỉ đạo, quy

định của các cấp ủy đảng, tỉnh ủy, thành ủy quy định về PBXH; về tiếp thu phản hồi ý kiến kiến nghị, góp ý của MTTQVN; HĐND, UBND các cấp nhiều địa phương đã quan tâm bảo đảm kinh phí cho hoạt động PBXH của MTTQVN.

Ủy ban Trung ương MTTQVN đã chủ trì phản biện đối với những dự thảo quan trọng, có tác động lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đến dân tộc, tôn giáo như: phản biện Dự án Luật Tín ngưỡng, tơn giáo; Dự án Luật về Hội; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13; Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Đề án Đào tạo sau đại học và bồi dưỡng nhân tài, dự thảo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, dự thảo đề án Bộ tiêu chí đơ thị văn minh và Dự thảo Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng (sửa đổi); Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tơn giáo... Các kiến nghị PBXH của MTTQVN được dư luận đánh giá cao, nhiều nội dung phản biện được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và có ý kiến phản hồi tích cực. Nhiều ý kiến PBXH của UBTWMTTQVN và cơ quan trung ương của các TCTV đã được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, đánh giá cao, đã và đang trở thành một kênh thông tin quan trọng, cần thiết giúp Đảng, Nhà nước khi xem xét, quyết định các vấn đề trong cơng tác lãnh đạo, quản lý. Góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Ban Thường trực UBMTTQVN các tỉnh, thành phố tích cực thực hiện cơng tác PBXH, tuy đây là một hoạt động khó, địi hỏi trình độ cao, nhưng với nỗ lực cao của Ban Thường trực và lãnh đạo các tổ chức CT-XH, hoạt động PBXH tại nhiều địa phương đã đi vào nề nếp, nhiều nơi đã tổ chức phản biện vào các chương trình, dự án có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân tại địa phương, các vấn đề bức xúc trong nhân dân, điển hình như Ban Thường trực UBMTTQVN thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quảng Ninh; Nghệ An...

Hoạt động PBXH của các địa phương đã tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia vào quá trình xây dựng các chính

sách, quy định và các đề án, dự án, chương trình của địa phương có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân. Qua đó, góp phần hồn thiện và nâng cao chất lượng các chính sách, quy định và các đề án, dự án, chương trình này trước khi ban hành, tạo sự đồng thuận xã hội về nhận thức và thống nhất về hành động của các tầng lớp nhân dân. Thực hiện công tác PBXH giúp nâng cao vai trị, vị trí của MTTQVN và các tổ chức CT-XH trong tình hình mới.

Hiện nay, thực hiện Luật Ban hành VBQPPL, loại trừ các dự án luật có tính chất chun sâu về một hoặc một số lĩnh vực cụ thể, còn lại hầu hết các dự án luật đã được các cơ quan soạn thảo gửi đến UBTWMTTQVN để tổ chức góp ý hoặc PBXH. Bên cạnh đó, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự án luật lớn như sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật Đất đai… cũng được UBTWMTTQVN tổ chức thực hiện khá hiệu quả. Từng bước các ý kiến góp ý, PBXH của MTTQVN được cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu và bước đầu, một số dự án luật đã có sự giải trình từ phía cơ quan chủ trì soạn thảo. Theo báo cáo chính trị của UBTWMTTQVN tại Đại hội MTTQVN lần thứ IX: “Trong nhiệm kỳ 2014 - 2019, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức 12 hội nghị phản biện xã hội các dự án luật” [143].

Sự phối hợp với các CQNN được tăng cường, Đoàn Chủ tịch, Đảng đoàn, Ban Thường trực UBTWMTTQVN đã phối hợp với các bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung và ký kết 04 quy chế phối hợp ((1) Quy chế phối hợp công tác 02/QC- UBTVQH14-MTTQVN ngày 14/3/2018 giữa UBTVQH với Đoàn Chủ tịchUBTWMTTQVN; (2) Quy chế phối hợp số 01/QC-VPCTN-BT ngày 25/11/2019 giữa Ban Thường trực UBTWMTTQVN với Văn phòng Chủ tịch nước; (3) Quy chế phối hợp công tác số 01/QC-BTTUBTWMTTQVN-VKSNDTC ngày 27/8/2014 giữa Ban Thường trực UBTWMTTQVN và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (4) Quy phối công tác số 05/QCPH/BNCTW-ĐĐMTTQVN ngày 25/12/2005 giữa Đảng đồn MTTQVN với Ban Nội chính Trung ương) và 13 chương trình phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Mặt trận trong đó có hoạt động giám sát, PBXH. Công tác phối hợp giữa MTTQVN với CQNN trong xây dựng cơ chế và điều kiện bảo đảm hoạt động giám sát, PBXH ngày càng được tăng cường và chặt chẽ. Trong thời kỳ đổi mới, các hoạt động PBXH đã được tiến hành từng bước ở

nước ta, đi từ thấp đến cao, từ những vấn đề cụ thể hàng ngày trong đời sống của cộng đồng dân cư đến những vấn đề lớn có tầm vĩ mơ của cả nước.

Theo số liệu được tổng hợp, trong 8 năm từ năm 2013 - 2021, MTTQVN các cấp đã chủ trì tổ chức được 46.356 cuộc, trong đó UBTWMTTQVN chủ trì 12 cuộc phản biện; cấp tỉnh chủ trì 1.137 cuộc, cấp huyện 6.876 cuộc; cấp xã 38.343 cuộc; Liên đoàn Lao động Việt Nam: cấp trung ương tổ chức được 01 cuộc phản biện, cấp tỉnh 3.644 cuộc, cấp huyện 6.787 cuộc, cấp cơ sở 43.643 cuộc; Hội Nông dân Việt Nam tổ chức được 7. 548 cuộc, trong đó Trung ương Hội chưa tổ chức hội nghị phản biện, cấp tỉnh 395 cuộc, cấp huyện 1.657 cuộc, cấp xã 5.496 cuộc; Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức được 2.388 cuộc, trong đó cấp tỉnh 09 cuộc, cấp huyện 355 cuộc, cấp xã 1.210 cuộc; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức được 21.673 cuộc, trong đó Trung ương Hội chủ trì 03 cuộc, cấp tỉnh 474 cuộc, cấp huyện 3.010 cuộc, cấp xã 20.386 cuộc; Hội Cựu chiến binh Việt Nam chưa tổ chức hội nghị phản biện.

Trên cơ sở đánh giá hoạt động của một số chủ thể trong xã hội, kết quả thực hiện hoạt động PBXH đã bộc lộ những hạn chế nhất định.

Một là, thực tế hiện nay cho thấy ở Việt Nam đó là PBXH vẫn chưa có

được chỗ đứng và giá trị nhất định như vốn có. Hạn chế này xuất phát từ việc nhận thức chưa rõ ràng về PBXH mặc dù so với giai đoạn trước đây đã có những tiến bộ đáng kể. Từ đó, đã kéo theo nhiều vấn đề như chủ thể phản biện nhầm lẫn hoạt động PBXH của mình với một số hoạt động khác có nội dung gần giống hoặc lúng túng trong khi thực hiện phản biện...

Hai là, chủ thể chính tiến hành hoạt động PBXH theo quy định là

MTTQVN và các TCTV. Tuy nhiên, từ cơ cấu tổ chức đến nguồn tài chính để tiến hành các hoạt động ít nhiều bị phụ thuộc và chịu sự chi phối từ phía Nhà nước, cho nên, PBXH đối với dự thảo chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được xem là vấn đề khá “nhạy cảm”. Sự ràng buộc về cơ cấu tổ chức đến kinh phí hoạt động của các chủ thể đối với nhà nước đã ít nhiều khiến cho hoạt động phản biện của các chủ thể này nhiều khi khơng đảm bảo được tính khách quan. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này một phần là do chưa có những quy định cụ thể về chức năng cũng như trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức này khi thực hiện PBXH. Vấn đề quan trọng là phải xác lập địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân và tạo

quyền phản biện cho các chủ thể này đồng thời xây dựng quan hệ hợp tác giữa các chủ thể này với hệ thống lãnh đạo, quản lý thay cho quan hệ lãnh đạo, phục tùng như trước đây.

Ba là, PBXH nhiều khi mang tính hình thức nên ít động viên được nhân dân

trực tiếp tham gia. Các chủ thể tiến hành thiếu những biện pháp chủ động, tích cực để tập hợp và phản ánh trung thành những ý kiến và nguyện vọng của nhân dân. Giá trị của nhiều ý kiến gần như chỉ mang tính tham khảo. Các chủ thể có thẩm quyền gần như đọc xong rồi để đấy, khơng có sự tiếp thu hay phản hồi, chính điều này đã làm giảm đi phần nào giá trị của những ý kiến phản biện. Nhiều dự án, kế hoạch của Nhà nước đã được đưa ra để lấy ý kiến của nhân dân, nhưng đôi khi chỉ là hình thức cho đúng thủ tục, bởi ai phản biện thì cứ việc phản biện cịn việc của Nhà nước thì Nhà nước vẫn làm, bất kể ý kiến phản biện đó là thế nào đi chăng nữa.

Đề ra một cơ chế rõ ràng về việc tiếp thu, xử lý các ý kiến phản biện của là một nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay. Trên thực tế, sau khi nhận phản biện, các chủ thể có thể tiếp thu hoặc khơng tiếp thu nhưng cần phải có cơ sở để cơng khai cho nhân dân biết tại sao lại có sự xử lý như vậy. Do thiếu cơ sở pháp lý nên vấn đề xây dựng cơ chế tiếp nhận những ý kiến phản biện vẫn còn vướng mắc gây khó khăn cho cả đối tượng phản biện và được phản biện. Nếu Nhà nước không quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể thì PBXH sẽ chỉ tồn tại như một hoạt động mang tính hình thức.

Bốn là, PBXH đã được đề cập trong Nghị quyết Đại hội của Đảng lần thứ X

và một số VBQPPL. Tuy nhiên, những quy định đó chỉ dừng lại ở mức độ chung chung mang tính định hướng, cịn trên thực tế hiện nay chưa có một VBQPPL nào quy định và điều chỉnh một cách trực tiếp và tồn diện về PBXH. Vì vậy, u cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH đang trở nên cần thiết. Nếu được điều chỉnh bởi pháp luật, hay nói cách khác nếu có những quy định cụ thể, rõ ràng, minh bạch đối với các vấn đề xoay quanh hoạt động này thì sẽ tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để PBXH phát huy được những ưu điểm, những mặt tích cực của nó đối với đời sống CT-XH của đất nước.

Năm là, việc thực hiện PBXH ở các cấp địa phương cịn chưa có sự thống

nhất do mỗi địa phương lại có những chủ trương, quy định riêng khác nhau. Địa phương nào mà cấp ủy quan tâm, nhận thức đúng về cơng tác PBXH thì nơi đó hoạt

động PBXH được thực hiện tốt, tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, tình trạng đơn thư, khiếu nại giảm, an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm và ngược lại. Chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động PBXH nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và sự mong đợi của nhân dân. Nhận thức về vai trị, ý nghĩa của cơng tác phản biện trong cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân còn hạn chế, đặc biệt, trong bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, sự phát triển của khoa học công nghệ, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh...

Thực tiễn cũng cho thấy, hoạt động PBXH ở các cấp, nhất là các cấp ở địa phương cịn mang tính hình thức, chất lượng, hiệu lực và hiệu quả chưa cao, hầu hết cịn dừng ở mức độ góp ý văn bản mà thiếu tính phản biện; một số nơi chưa thực hiện đầy đủ, đúng các quy trình, các bước trong hoạt động PBXH. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa tổ chức hội nghị phản biện, cá biệt có tỉnh chưa tổ chức được hội nghị PBXH cả 3 cấp (Đồng Tháp); có 03 tỉnh chưa tổ chức phản biện ở cấp huyện (Cao Bằng, Đồng Tháp, Thái Bình) và cấp xã; có 13 tỉnh chưa tổ chức được PBXH ở cấp xã (Bắc Kạn, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Tháp, Hà Nam, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Bình, Tiền Giang, Yên Bái).

Việc tiếp thu, phản hồi các kiến nghị sau PBXH của MTTQVN và các đoàn thể CT-XH của các cơ quan, tổ chức có văn bản được PBXH thời gian qua còn rất thấp. Theo thống kê số liệu từ các địa phương, MTTQVN các cấp đã nhận được 19.506/ 46.356, đạt tỷ lệ 42,07% trong đó cấp trung ương 02/12 văn bản được phản hồi đạt 16,66%; cấp tỉnh 814/1.137 văn bản được phản hồi đạt 71,59%; cấp huyện 3.477/ 6.655 văn bản được phản hồi, đạt 52,24%, cấp xã 15.215/37.534 văn bản được phản hồi đạt 40,53%; đồng thời, 05 tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương đã nhận được 28.825/72.903 văn bản phản hồi từ các cơ quan có dự thảo được phản biện, đạt tỷ lệ: 39,53%, trong đó: cấp Trung ương đã nhận được 10/13 văn bản; cấp tỉnh: 1.407/5.446 văn bản; cấp huyện: 5.053/10.163 văn bản, cấp xã: 22.355/57.281 văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)