Quá trình xây dựng pháp luật về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 97 - 101)

Việt Nam

3.2.1. Quá trình xây dựng pháp luật về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quốc Việt Nam

3.2.1.1. Thời điểm trước năm 2013

Ở Việt Nam, cụm từ “phản biện xã hội” lần đầu tiên được đề cập chính

thức trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X gắn liền với vai trò của MTTQVN: “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

XI, XII tiếp tục khẳng định: “Hồn thiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến, phản

biện xã hội và giám sát công việc của Đảng và Nhà nước, nhất là các chính sách kinh tế, xã hội, về quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển quan trọng”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,

phát triển năm 2011) nhấn mạnh:”Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đồn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trị giám sát và phản biện xã hội”. Như vậy, việc đề ra nhiệm vụ xây dựng cơ chế giúp

các chủ thể tiến hành PBXH đã đáp ứng kịp thời nhu cầu từ thực tiễn sự phát triển của xã hội hiện nay.

Trên cơ sở văn kiện của Đảng, chủ trương về PBXH từng bước được ghi nhận trong Hiến pháp và một số VBQPPL có liên quan. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) chưa chính thức quy định về PBXH, nhưng đã có một số quy định mới về quyền của cơng dân, có liên quan đến PBXH như: “…tham gia quản lý

Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý”; quyền “… tự do ngơn luận, tự do báo chí; có quyền được thơng tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Trên cơ sở của Hiến

pháp 1992, nhiều văn bản điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động PBXH của MTTQVN đã được ban hành như: Luật tổ chức HĐND và UBND; Luật MTTQVN 1999; Luật báo chí năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Luật Thanh tra năm 2004; Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 và các văn bản dưới luật như Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ năm 2000 về việc triển khai thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Luật khoa học và công nghệ năm 2000; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007; Nghị định số 81/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ; Nghị định số 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP về ban hành cơ chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ...

Mặc dù, trước năm 2013, phần lớn các hoạt động của MTTQVN chỉ dừng ở hoạt động góp ý kiến bằng văn bản vào dự thảo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều hoạt động của UBTWMTTQVN đã được tổ chức chặt chẽ, thu hút được sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, các nhân sĩ, trí thức có uy tín kết hợp với trí tuệ của các Hội đồng tư vấn, của đội ngũ cộng tác viên; nhiều văn bản góp ý của MTTQVN có hàm lượng khoa học cao, phản ánh được những nhu cầu của thực tiễn, phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp thu, bổ sung và hồn thiện các chủ trương, chính sách và VBQPPL cụ thể. Về thực chất, đó

là những hoạt động mang tính PBXH. Ví dụ, năm 1998, khi Quốc hội xem xét thông qua Luật Quốc tịch, UBTWMTTQVN đã trình bày quan điểm trước Quốc hội về vấn đề “Quốc tịch của người Việt Nam cư trú ở nước ngoài”. Với lập luận chặt chẽ được minh chứng bằng những dữ liệu tin cậy dựa trên kết quả khảo sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con kiều bào ta sống ở nước ngoài, UBTWMTTQVN khẳng định: “Đại đa số bà con kiều bào ta có tinh thần yêu nước, luôn hướng về đất

nước quê hương; có tới hai phần ba tổng số Việt kiều đang cư trú ở các nước không theo nguyên tắc một quốc tịch, nghĩa là luật pháp các nước này không cấm người Việt Nam đã gia nhập quốc tịch nước họ thì phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Vậy tại sao chỉ vì để dễ bề cho vấn đề “quản lý” mà ta lại quy định buộc bà con phải lựa chọn hoặc theo quốc tịch nước ngồi thì phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam và ngược lại. Nếu đem so sánh giữa cái “được” và cái “không được”, rõ ràng nếu theo quan điểm của Ban soạn thảo thì cái “được” sẽ rất ít”. Phát biểu của đại diện

UBTWMTTQVN đã được đa số đại biểu Quốc hội tán thành nên Quốc hội đã biểu quyết theo hướng đề nghị của UBTWMTTQVN. Sau khi Luật Quốc tịch được Quốc hội thông qua, nhiều Việt kiều đã bày tỏ sự biết ơn đối với Quốc hội và MTTQVN vì đã thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ.

Hầu hết các dự án luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của MTTQVN, đến tổ chức bộ máy nhà nước được các cơ quan chủ trì soạn thảo mời đại diện của UBTWMTTQVN và một số TCTV tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập. UBTWMTTQVN đã thành lập 07 Hội đồng tư vấn bao gồm nhiều chuyên gia, nhà khoa học để giúp cho UBTWMTTQVN trong việc tham gia góp ý, PBXH. Nhiều bản góp ý của UBTWMTTQVN và các TCTV do phát huy được trí tuệ của đội ngũ tư vấn, cộng tác viên mà có chất lượng cao, có sắc thái riêng của MTTQVN, được cơ quan soạn thảo tiếp thu để trình ra UBTVQH và Quốc hội, qua đó góp phần làm cho các văn bản pháp luật được thông qua ngày càng sát với thực tiễn và có tính khả thi hơn.

Tuy nhiên, những hoạt động nêu trên của MTTQVN trong giai đoạn này mới chỉ là hình thức ban đầu của quá trình “phản biện xã hội”, nên sự ràng buộc về quyền và trách nhiệm giữa cơ quan lấy ý kiến và cơ quan góp ý kiến khơng cao, làm cho q trình góp ý trong nhiều trường hợp trở nên hình thức, khơng đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân. Giá trị và ý nghĩa của PBXH của Mặt trận chính là sự

thể hiện cho ý chí, nguyện vọng, thái độ và trách nhiệm của nhân dân đối với quá trình dự thảo chính sách, pháp luật của CQNN. Vì vậy, nhiều ý kiến trong hệ thống MTTQVN cho rằng chủ trương của Đảng về PBXH của MTTQVN đã đề ra được 10 năm, việc chậm chễ trong việc thể chế hóa chủ trương này sẽ gây mất lịng tin trong nhân dân. Vì vậy cần thiết phải quy định có tính chất ngun tắc trong Hiến pháp để có cơ sở cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

3.2.1.2. Thời điểm từ năm 2013 đến nay

Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên đã chính thức ghi nhận nhiệm vụ PBXH của MTTQVN và các tổ chức CT-XH. Điều 9 Hiến pháp 2013 quy định: “...Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Có thể nói, đây là một bước ngoặt quan trọng không chỉ đối với công tác PBXH mà còn đối với việc thực hiện nhiệm vụ chung của cả hệ thống MTTQVN. Ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị đã có Quyết định số 217-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế giám sát và PBXH của MTTQVN và các đoàn thể CT-XH; ngày 17/4/2014, Ban Thường trực UBTWMTTQVN đã ban hành Thông tri số 28/TTr-MTTW-BTT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế giám sát và PBXH của MTTQVN và các đồn thể CT-XH. Tiếp đó, một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hóa Hiến pháp và thể chế Quyết định số 217- QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị là việc đưa nội dung PBXH vào Luật MTTQVN (sửa đổi) theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII.

Trên cơ sở của Hiến pháp 2013, việc xây dựng thể chế về được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Từ tháng 01/2014 năm 2021, đã có trên 100 luật, pháp lệnh được Quốc hội, UBTVQH thông qua, trong đó có nhiều luật quan trọng liên quan đến quyền và trách nhiệm của MTTQVN trong giám sát, phản biện xã hội và những vấn đề có liên quan đến PBXH như: Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật MTTQVN (2015), Luật Trưng cầu ý dân (2015), Luật Báo chí (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Luật Tố cáo (2018), Bộ luật Hinh sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật

Dân sự năm 2015, Lụật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Luật An ninh mạng năm 2018, Lụật Đặc xá năm 2018, Pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn... Nhiều văn bản dưới luật cũng được ban hành để cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện các quy định của hiến pháp và các luật, pháp lệnh có các quy định về PBXH của MTTQVN.

Đồng thời, để phối hợp chỉ đạo và thực hiện tốt chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động PBXH đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Nghị quyết liên tịch số 403/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 của UBTVQH, Chính phủ, Đồn Chủ tịch UBTWMTTQVN quy định chi tiết về hình thức giám sát và PBXH cũng đã được ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 97 - 101)