Khái niệm pháp luật về giám sát và phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 50 - 51)

Trong khoa học pháp lý, có sự khác nhau nhất định trong quan niệm về khái niệm pháp luật. Theo giáo sư Lê Minh Tâm, “Khái niệm pháp luật có thể được hiểu

theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp tùy theo yêu cầu tiếp cận và giải quyết vấn đề. Theo nghĩa hẹp, pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước và phản ảnh những nhu cầu xã hội khách quan, điển hình, phổ biến để điều chỉnh các quan hệ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội” [117], nghĩa là pháp luật chỉ bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật (QPPL) thực định, nên còn gọi là pháp luật thực định. Theo nghĩa rộng, “pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự và các nguyên tắc, định

hướng, mục đích pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước và phản ảnh những nhu cầu xã hội khách quan, điển hình, phổ biến để điều chỉnh các quan hệ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội” [117, tr. 11]. Theo đó, khái niệm pháp luật bao gồm cả những vấn

đề có tính khái quát, trừu tượng hơn thể hiện bản chất của pháp luật và có tính định hướng cho sự tồn tại và phát triển của pháp luật. Trong đó, nguyên tắc pháp luật là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện pháp luật; định hướng pháp luật là yếu tố trung gian giữa nguyên tắc pháp luật và QPPL, thể hiện các chính sách, giải pháp lớn, quan trọng trong một thời gian tương đối dài. Cịn mục đích pháp luật thể hiện tính hợp lý và hợp pháp của pháp luật trong phản ánh những nhu cầu khách quan, điển hình, phổ biến, có tính cơng lý và điều chỉnh một cách hài hòa, hiệu quả các quan hệ xã hội nhằm hướng tới những giá trị xã hội lớn: dân chủ, cơng bằng, bình đẳng, minh bạch, công khai, tiến bộ….

Khái niệm pháp luật về giám sát và PBXH được xây dựng theo quan điểm mở rộng khái niệm pháp luật một cách hợp lý, kết hợp lý luận với thực tiễn, đồng thời có tính đến một số khía cạnh có tính đặc thù: Giám sát và PBXH có tính xã hội rộng rãi, nên việc xây dựng và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này cần chú trọng tính hài hịa của mối quan hệ giữa tính nhà nước và tính xã hội, tính hợp pháp và tính hợp lý, tính bắt buộc và tính tự nguyện; chủ thể thực hiện giám sát và PBXH có số lượng đơng đảo, có phạm vi hoạt động rộng lớn, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và có sự khác biệt nhất định về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và lợi ích, vì vậy

nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức giám sát và PBXH cũng rất phong phú và đa dạng, địi hỏi phải có cơ chế pháp lý điều chỉnh phù hợp, vừa thống nhất vừa linh hoạt để có thể tạo ra một mơi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát huy dân chủ, tơn trọng tính đa dạng ý kiến, bảo đảm tính xây dựng, tính khoa học và thực tiễn.

Theo đó, pháp luật về giám sát và PBXH được hiểu là tổng thể các nguyên

tắc, QPPL do nhà nước ban hành và thừa nhận để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực giám sát và PBXH, trong đó có các nguyên tắc, quy định cơ bản về chủ thể, khách thể, nội dung, hình thức, phương pháp, trình tự, thủ tục và những điều kiện để thực hiện giám sát và PBXH.

Với khái niệm này, pháp luật về giám sát và PBXH chỉ bao gồm những nguyên tắc, QPPL do nhà nước ban hành và thừa nhận, nghĩa là nó có tính xác định, cụ thể, có thể tiếp cận và dự liệu được. Tuy nhiên, từ thực tiễn ở nước ta cho thấy, các văn bản có những quy định cụ thể, trực tiếp về giám sát và PBXH cịn rất ít, trong khi nhu cầu địi hỏi phải mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào các công việc của Nhà nước dưới nhiều hình thức ngày càng lớn. Giám sát và PBXH thực sự đã trở thành nhu cầu khách quan của các tổ chức xã hội và cá nhân; nhiều tổ chức và cá nhân đã tham gia tích cực vào các hoạt động giám sát và PBXH, góp phần hồn thiện chính sách pháp luật, tăng cường dân chủ, đồng thuận xã hội, đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí… Trong thực tiễn tổ chức các hoạt động này, các tổ chức chủ yếu dựa vào những quy định chung của Hiến pháp và pháp luật đồng thời dựa vào điều lệ của tổ chức mình được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt. Vì vậy, vấn đề được đặt ra là có nên coi Điều lệ tổ chức và hoạt động của của các tổ chức xã hội được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt là một trong những nguồn của pháp luật về giám sát và PBXH khơng. Theo khái niệm trên, thì Điều lệ của tổ chức xã hội do Đại hội của tổ chức đó biểu quyết thơng qua, việc phê duyệt điều lệ được thực hiện bằng quyết định có tính hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền, vì vậy nó khơng phải là hoạt động lập quy và cũng không phải là sự thừa nhận điều lệ của các tổ chức xã hội là nguồn của pháp luật về hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 50 - 51)