Về cơ bản, nhiều cơng trình được đề cập trước 2013, do đó, những cơ chế cụ thể về giám sát và PBXH chưa được định hình rõ rệt, nên nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này, dù có tính chất gợi mở, khai phá, thậm chí khá tồn diện, sâu sắc, song do chưa có sự thống nhất về khái niệm, chưa thống nhất về nguyên tắc, đặc điểm, tính chất, phương thức và các điều kiện bảo đảm, cơ chế tổ chức thực hiện, vậy nên các cơng trình nghiên cứu trước đó đưa ra nhiều cách hiểu,
sáng kiến, nhìn nhận và đánh giá đa dạng và những kỳ vọng mạnh mẽ hơn, thậm chí rất cởi mở, thơng thống về giám sát và PBXH của MTTQVN trong điều kiện một Đảng lãnh đạo nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhìn chung, các cơng trình mới đề cập bước đầu đến giám sát và PBXH như là một loại quyền mang tính tự thân của MTTQVN với tư cách là người đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Một số cơng trình đã đưa ra được những cách hiểu về khái niệm giám sát và PBXH của MTTQVN; một số cơng trình đã đánh giá được thực trạng việc thực hiện giám sát và PBXH trong những năm qua; nhiều cơng trình đưa ra được những đề xuất về tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động giám sát và PBXH... Tuy nhiên, các cơng trình này chưa đề cập được những vấn đề mới đang đặt ra, trong điều kiện đã có thực tế về kết quả triển khai trong những năm gần đây.
Hoạt động giám sát và PBXH của MTTQVN hiện nay, một mặt vừa thực hiện theo các quy định của đảng, một mặt thực hiện theo luật MTTQVN, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chưa có kiến nghị, đề xuất hồn thiện cơ chế có tính mạnh dạn để giám sát và PBXH của MTTQVN có tính đột phá, trở thành một kênh quan trọng phát huy dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.
Một là, luận chứng để làm sáng tỏ hơn nữa về vai trò của MTTQVN “là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước” theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.
Hai là, xác định vị trí, vai trị của MTTQVN trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát và PBXH. Luận chứng xây dựng khái niệm, tiêu chí hồn thiện, điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về giám sát và PBXH của MTTQVN.
Ba là, đánh giá được thực trạng pháp luật về giám sát và PBXH của
MTTQVN; tìm nguyên nhân và rút ra các bài học kinh nghiệm để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.
Bốn là, xác định quan điểm, phương hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật
về giám sát và PBXH của MTTQVN theo yêu cầu và điều kiện hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận án đã đánh giá một cách tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài “Hoàn thiện pháp luật về giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. Cụ thể, tác giả đã đánh giá tổng
quan tình hình nghiên cứu nêu ở trên, được các nhà khoa học đã công bố qua các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, các sách chuyên khảo, các giáo trình, các luận văn tiến sĩ, các bài báo khoa học dưới các góc độ chính trị học, triết học, xã hội học, luật học... Nhìn chung, các cơng trình trên đã tiếp cận khá tồn diện về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực luận án nghiên cứu ở nước ta và một số nước trên thế giới. Các nghiên cứu trong nước đã có đề cập, tuy chưa được cụ thể và sâu sắc đến vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ giám sát và PBXH của MTTQVN; mối quan hệ giữa Mặt trận với Nhà nước với tư cách MTTQVN “là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân,…”. Tuy nhiên, những nghiên cứu này về cơ bản là những vấn đề có tính chất lý luận, bước đầu, tại thời điểm trước đây khi cơ chế, quy định của đảng, pháp luật của Nhà nước về giám sát và PBXH của MTTQVN chưa đầy đủ, đa chiều, nhiều lĩnh vực như hiện nay. Tác giả luận án đã chắt lọc, kế thừa và phát triển các cơng trình đã cơng bố để làm phong phú thêm các nghiên cứu của mình, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giám sát và PBXH của MTTQVN trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2