Vai trò của giám sát và phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 47 - 50)

2.1.2.1. Giám sát và phản biện xã hội góp phần phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, là một trong những phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực của mình, tham gia vào các cơng việc của Nhà nước và xã hội

Phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia thường xuyên, đông đảo vào các công việc của Nhà nước và xã hội là một trong những nguyên tắc quan trọng, đồng thời cũng là mục tiêu và định hướng có tính chiến lược mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra và đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta. Hiến pháp năm 2013, trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định của các hiến pháp trước đã ghi nhận một cách toàn diện về quyền lực, quyền làm chủ và phương thức nhân dân thực hiện quyền lực và quyền làm chủ của mình: “Nhà nước Cộng hịa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; … Nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện” [107].

Giám sát và PBXH là phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, góp ý kiến với cán bộ, cơng chức và các CQNN. Với việc tham gia vào quá trình giám sát và PBXH, Nhân dân sẽ có điều kiện để tự mình theo dõi, quan sát, đánh giá và thể hiện chính kiến của mình đối với những vấn đề quan trọng của đất nước và xã hội, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện quan điểm, đề xuất kiến nghị và giải pháp để phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, hồn thiện chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội và cá nhân. Với tính chất, đặc điểm và vai trị đặc thù của mình, giám sát xã hội sẽ là phương thức để nhân dân thực hiện sự theo dõi, quan sát, đánh giá thường xuyên, liên tục đối với hoạt động của bộ máy nhà nước và của các

công chức, viên chức nhà nước; PBXH sẽ là phương thức để tạo không gian và điều kiện cho nhân dân, các chun gia và những người có trình độ chun mơn cao, đưa ra những phân tích, lập luận, đánh giá sâu sắc, có cơ sở khoa học, thực tiễn và có giá trị tham khảo cao cho việc hồn thiện chính sách, pháp luật, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…

2.1.2.2. Giám sát và phản biện xã hội là phương thức để nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với việc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước

Giám sát việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để bảo đảm cho quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, được tổ chức thống nhất, phân công và phối hợp thực hiện một cách hợp lý, khoa học, để phát huy hiệu lực, hiệu quả của quyền lực nhà nước và để chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Cùng với hệ thống giám sát của hệ thống bộ máy nhà nước (giám sát trong), được đặc trưng bằng tính quyền lực nhà nước, do hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và hệ thống cơ quan tư pháp tiến hành, thì việc mở rộng và hoàn thiện cơ chế giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước có vai trị hết sức quan trọng, phù hợp với quy luật và yêu cầu khách quan quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Mặc dù giám sát và PBXH khơng mang tính quyền lực nhà nước, khơng trực tiếp can thiệp và xử lý đối với các hành vi của cơ quan, cán bộ công chức, viên chức nhà nước, nhưng tính xã hội rộng rãi, tính phổ biến, tính khách quan, tính thường xuyên, liên tục, tính độc lập và tự chủ trong hoạt động, giám sát và PBXH ln có sự tác động mạnh mẽ và có khả năng tạo ra sức ép đối với các CQNN và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải xem xét, tiếp thu những phân tích, đánh giá, kiến nghị và giải pháp được đề ra trong quá trình giám sát và PBXH để bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật, có hiệu lực và hiệu quả, thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

2.1.2.3. Giám sát và phản biện xã hội có vai trị quan trọng đối với việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Giám sát và PBXH là phát huy dân chủ, quyền làm chủ và ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ở nước ta, mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước suy cho cùng đều phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân có quyền, trách nhiệm tham gia vào quá trình hoạch định, xây dựng và thực thiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Có nhiều hình thức để nhân dân thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, trong đó giám sát và PBXH là một trong những phương thức quan trọng, thiết thực và hiệu quả. Để bảo đảm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thực sự phản ảnh được ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân thì phải thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng, hồn thiện mà Đảng và việc phát huy vài trị của giám sát và PBXH cũng là nhu cầu, địi hỏi có tính khách đối với quá trình lãnh đạo và điều hành của Đảng và Nhà nước.

2.1.2.4. Giám sát và phản biện xã hội có vai trị quan trọng đối với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Tham nhũng, lãng phí về thực chất là hành vi lạm dụng quyền lực, vi phạm các nguyên tắc cơ bản trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và được thực hiện dưới nhiều hình thức hết sức tinh vi. Vì vậy, đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí ln có tính khó khăn, phức tạp được đặt ra đối với mọi quốc gia. Ở Việt Nam, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí được xác định là nhiệm vụ quan trọng của cả HTCT và việc thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được coi một trong những biện pháp cơ bản.

Giám sát và PBXH là một trong những phương thức thiết thực và hiệu quả nhất để thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào các q trình phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực tiễn đấu tranh phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam cho thấy, trong tất cả các giai đoạn tổ chức thực hiện từ khâu phòng ngừa, phát hiện đến xử lý tham nhũng đều cần có sự tham gia của MTTQVN, các thành viên của Mặt trận, của thanh tra nhân dân, các cơ quan truyền thông đại chúng và các tổ chức xã hội khác. Trong tất cả các các khâu đó, giám sát và PBXH ln là phương thức có vị trí và vai trị quan trọng để động viên nhân dân và huy động các lực lượng xã hội tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về các hành vi tham nhũng và đề xuất, kiến nghị các giải pháp xử lý phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)