Nhóm các nghiên cứu về một số tổ chức có tính chất tương đồng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 29 - 32)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1.2.2.1. Về Mặt trận Lào Xây dựng đất nước

- Luật Mặt trận Lào Xây dựng đất nước.

- Bài viết “Tăng cường hơn nữa mối quan hệ đồn kết, gắn bó anh em giữa

Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” của đồng chí Xi-

xa-vạt Kẹo-bun-phăn, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước.

- Báo cáo “Kết quả thực hiện Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo

dục, khoa học - kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020 và Hiệp định hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2016 - 2020” của UBTWMTTQVN.

Theo các tài liệu trên, về Mặt trận Lào Xây dựng đất nước có một số nội dung đáng chú ý sau đây: HTCT của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có nhiều điểm tương đồng với HTCT nước ta. Lào cũng có tổ chức Mặt trận với tên gọi là Mặt trận Lào

Xây dựng đất nước, có chức năng xây dựng chính quyền như MTTQVN. Văn bản có

những quy định nhiều nhất về vấn đề này, đó là “Luật về Mặt trận Lào Xây dựng đất nước” được Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thơng qua ngày 08/7/2009. Luật có 12 chương, 48 điều. Về quyền hạn và nhiệm vụ của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong hoạt động giám sát. Sau 9 năm thực hiện, ngày 06/8/2018 Quốc hội Lào đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật về Mặt trận Lào Xây dựng đất nước và được Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký lệnh cơng bố ngày 20/6/2018, có một số nội về giám sát của Mặt trận Lào Xây dựng đất nước trên cơ sở nội dung quy định của luật toàn diện hơn, thực chất hơn về đối tượng, nội dung giám sát.

1.2.2.2. Về Hiệp hội nhân dân Singapore (People’s Association - PA)

- Bài “Hiệp hội nhân dân trong hệ thống chính trị ở Singapore” của Lê Văn Đính.

- Bài viết “Hiệp hội nhân dân Singapore hoạt động đoàn kết các tầng lớp

nhân dân” của Đàm Văn Lợi. Hiệp hội nhân dân Singapore được thành lập ngày

01/7/1960 theo Luật Hiệp hội nhân dân được Quốc hội thông qua. Hiệp hội được xem là cầu nối giữa đảng cầm quyền và nhân dân trong việc hậu thuẫn cho chính phủ, đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục ý thức của nhân dân, xây dựng mơi trường chính trị ổn định. Hiệp hội đã kết nối Chính phủ lại rất gần với người dân, giúp Chính phủ biết lắng nghe, thấu hiểu những gì người dân cần, những gì có lợi cho dân để từ đó xây dựng chính sách phù hợp, đem đến một cuộc sống ngày càng hạnh phúc, trọn vẹn cho người dân Singapore. Có một số hoạt động tham khảo về cách thức tổ chức vận hành một tổ chức đại diện cho nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước, giám sát các hoạt động của CQNN và công chức nhà nước…

1.2.2.3. Về Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc

- Báo cáo”Một số vấn đề về tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của

Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc” của Đoàn cán bộ cơ quan

UBTWMTTQVN báo cáo sau chuyến khảo sát tại Trung Quốc năm 1998.

- Bài “Tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và

Chính hiệp tồn quốc Trung Quốc” của Lê Mậu Nhiệm.

Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) có 34 TCTV bao gồm: Các đảng phái (Đảng Cộng sản và 8 đảng phái dân chủ); các giới trong xã hội (có thể là một tổ chức, cũng có thể là cá nhân, trong đó có người lãnh đạo của 5 tôn giáo lớn ở Trung Quốc là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Đạo giáo; các đồn thể nhân dân (Cơng hội, Đồn thanh niên cộng sản, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Công thương, Hội Khoa học - kỹ thuật, Hội Hoa kiều, Hội Đồng bào Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao…). 56 dân tộc thiểu số đều có đại biểu trong Chính Hiệp. Trong thể chế chính trị của Trung Quốc có ba chế độ: (1) Chế độ Đại hội đại

biểu nhân dân (Quốc hội) là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Trung Quốc, gắn liền với Quốc hội là Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.

(2) Chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng

sản. Chính Hiệp là tổ chức quan trọng để thực hiện chế độ này. (3) Chế độ tự trị của các khu dân tộc thiểu số (các khu tự trị). Có bốn tổ chức: (1) Đảng Cộng sản Trung Quốc là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo cao nhất, không chia sẻ quyền lãnh đạo. (2) Đại hội đại biểu nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thể hiện quyền làm chủ

đất nước của nhân dân. (3) Chính phủ là cơ quan điều hành cao nhất. (4) Chính Hiệp là tổ chức hiệp thương chính trị cao nhất. Bốn hệ thống tổ chức trên có sự phân cơng

vị trí khác nhau, song tổ chức hoạt động cùng chung một mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh; là bốn trụ cột của đất nước. Chính hiệp có ba chức năng cơ bản là: (1) Hiệp thương chính trị; (2) giám sát dân chủ và (3) tổ chức cho các đảng phái, các đoàn thể, nhân sĩ các dân tộc, các giới trong Chính hiệp tham chính, nghị chính. Điều đặc biệt đó là, giữa Chính hiệp và Quốc hội là quan hệ phối hợp và giám sát các hoạt động của Quốc hội, đưa ra những sáng kiến pháp luật và tham gia ý kiến vào những đạo luật mà Quốc hội sẽ thông qua. Các văn kiện của Quốc hội được đưa lấy ý kiến trong Hội nghị toàn thể của Ủy ban tồn quốc Chính hiệp trước khi tiến hành họp Quốc hội. Đến khi họp Quốc hội, tồn thể Ủy viên Trung ương Chính hiệp đều dự thính để giám sát việc Quốc hội tiếp thu ý kiến của Chính hiệp.

Hình thức hiệp thương chính: Căn cứ vào chương trình chính hiệp, Chính hiệp thiết lập một ủy ban quốc gia và ủy ban địa phương. Trước mắt, ngồi Ủy ban tồn quốc Chính Hiệp (Ủy ban tồn quốc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc), có hơn 3000 tổ chức Chính hiệp, trong đó có 31 Chính hiệp cấp tỉnh, 15 Chính hiệp cấp thành phố phó tỉnh, hơn 300 Chính hiệp cấp thành phố, hơn 2800 Chính hiệp cấp huyện và khu. Chính hiệp các cấp đã thực hiện đa dạng hình thức hoạt động hiệp thương. Dưới đây, tơi sẽ lấy các hình thức hiệp thương chính của Ủy ban tồn quốc Chính Hiệp làm đường lối chính, giới thiệu sơ lược tình hình tổ chức triển khai hiệp thương của Chính hiệp các cấp.

Các hình thức hiệp thương gồm: Họp chuyên đề hiệp thương; Buổi tọa đàm hiệp thương hai tuần một lần; Họp chuyên gia hiệp thương. Họp hiệp thương từ xa. Hiệp thương xử lý đề xuất. Các ban ngành khác nhau cùng hiệp thương. Hiệp thương đối khẩu. Thảo luận chủ đề chính trị qua Internet. Tâm sự trị chuyện giao lưu. Hiệp thương liên động. Ngồi ra, Chính hiệp địa phương cũng có một số hình thức hiệp thương khác. Ví dụ: sự kiện hiệp thương được đặt tên theo chủ đề hiệp thương hoặc địa điểm hiệp thương. Hội nghị hiệp thương chính trị tỉnh Quảng Đơng tổ chức hội nghị hiệp thương chuyên đề “Doanh nhân Quảng Đông; Buổi tọa đàm hiệp thương mặt đối mặt các doanh nhân và chủ tịch tỉnh”...

Nội dung Hiệp thương toàn diện bao quát. Ngoại trừ cuộc họp tồn thể khơng có chủ đề cụ thể để hiệp thương toàn diện, mỗi cuộc Họp Ban Thường vụ

Chuyên đề thảo luận chính trị, Buổi tọa đàm hiệp thương hai tuần một lần và Họp hiệp thương từ xa, Họp chuyên gia hiệp thương và các cuộc họp khác đều tiến hành xoay quanh các chủ đề cụ thể. Phạm vi hiệp thương bao gồm xây dựng kinh tế, xây dựng chính trị, xây dựng xã hội, xây dựng văn hóa, xây dựng mơi trường văn minh và nội dung của công tác xây dựng đảng, tiến hành hiệp thương thì tập trung vào các vấn đề liên quan đến sự cải cách sâu rộng toàn diện, thúc đẩy pháp quyền toàn diện, xây dựng một xã hội khá giả toàn diện, quản lý đảng toàn diện và chặt chẽ, lĩnh vực hiệp thương đã đạt được sự bao quát đầy đủ của bố cục tổng thể “năm trong một”, “bố cục tổng thể” và “bốn toàn diện”.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 29 - 32)