Đặc điểm của pháp luật về giám sát và phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 51 - 53)

Pháp luật về giám sát và PBXH là một bộ phận của hệ thống pháp luật nói chung, vì vậy, nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của pháp luật (do nhà nước ban

hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước; thể hiện chí ý nhà nước và phản ánh những nhu cầu khách quan, điển hình, phổ biến của xã hội; để điều chỉnh các quan hệ xã hội…) và có mối quan hệ chặt chẽ và tương tác với các bộ phận khác của hệ thống pháp luật. Đồng thời, pháp luật về giám sát và PBXH cũng có những đặc điểm riêng thể hiện ở những điểm chủ yếu dưới đây:

Một là, thể hiện nền dân chủ XHCN, bản chất của chế độ xã hội XHCN ở

nước ta. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của đất nước. Pháp luật quy định tất các các cơ quan, tổ chức, mọi cán bộ, công chức, viên chức trong HTCT ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở đều có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hai là, các tổ chức trong HTCT nước ta vận hành theo cơ chế Đảng lãnh

đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, chủ thể của quyền lực nhà nước. Pháp luật quy định các cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp; đồng thời quy định trách nhiệm của Quốc hội, HĐND, UBMTTQVN, các TCTV và các tổ chức xã hội khác đại diện thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Pháp luật cũng quy định các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức trong HTCT theo chức năng của mình có trách nhiệm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; luôn luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia xây dựng Nhà nước.

Ba là, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó pháp luật về giám sát và PBXH chính là sự thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết dân tộc và phát huy vai trò của MTTQVN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là vai trị “là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”, tham gia xây dựng Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Bốn là, pháp luật về giám sát và PBXH của bao gồm hệ thống các QPPL

được quy định ở nhiều VBQPPL từ Hiến pháp đến các luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH, nghị quyết liên tịch giữa Quốc hội, Chính phủ với Đồn Chủ tịch UBTWMTTQVN, nghị định, thơng tư. Theo đó, MTTQVN thực hiện vai trò

đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, giám sát hoạt động của CQNN, đại biểu dân cử, cán bộ, cơng chức, viên chức; góp ý, PBXH đối với dự thảo chính sách, pháp luật với một bên là các CQNN, cụ thể là Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật nhằm phát triển đất nước và thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 51 - 53)