Tốc độ tăng trưởng cung tiền và GDP

Một phần của tài liệu (Trang 43 - 48)

Hình 2 .5 Diễn biến giá tiêu dùng trong năm 2010

Hình 2.6 Tốc độ tăng trưởng cung tiền và GDP

(Nguồn: IMF, BMI forecast, EIU, Báo cáo của BVSC)

Cụ thể, với tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam khá cao, xoay quanh mức 40% GDP trong vòng 3 năm trở lại, năm 2009 tăng trưởng tín dụng phải tăng đến 37.74% và tăng trưởng cung tiền M2 đạt mức 28.7% để tạo ra một mức tăng trưởng GDP là 5.32%, năm 2010 tăng trưởng tín dụng là 27,65% và tăng trưởng cung tiền M2 đạt khoảng 25% để tạo ra mức tăng trưởng GDP là 6,785%. Chênh lệch giữa tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng GDP thực tế cho thấy lượng hàng hóa sản xuất ra chưa tương xứng với lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông. Khi lượng tiền đổ vào nền kinh tế quá nhiều, lại không được sử dụng một cách hiệu quả để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ thì sẽ dẫn tới tình trạng “quá nhiều tiền nhưng q ít hàng”, nói cách khác, khi chênh lệch giữa mức tăng cung tiền và tăng GDP trở nên quá lớn thì áp lực lạm phát sẽ nảy sinh.

Một nguyên nhân tiền tệ dẫn đến lạm phát nữa là việc Việt Nam đang nhập khẩu lạm phát thông qua việc ràng buộc tỷ giá vào một điểm so với đồng USD trong khi đồng tiền này biến động trên thị trường tiền tệ toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã nhập khẩu một phần ảnh hưởng

lạm phát của việc đồng USD mất giá. Thứ hai, trong bối cảnh các đồng tiền châu Á đang tăng giá so với USD thì VND lại giảm giá so với USD. Nghịch lý này tạo ra sự tác động luân chuyển và làm cho CPI tăng, ở chỗ: các đồng tiền châu Á cũng tăng giá mạnh so với VND, mà Việt Nam lại là nước nhập khẩu nhiều trong khu vực, yếu tố này sẽ truyền dẫn vào giá hàng hóa làm cho giá cả tăng cao.

Cuối cùng là tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm qua, áp lực tài trợ cho thâm hụt ngân sách cũng gây nên áp lực cho lạm phát. - Nguyên nhân khác:

Tâm lý tiêu dùng của người Việt chuộng đồ ngoại khiến nhập siêu diễn ra trong nhiều năm đã tích tụ một lượng lạm phát được nhập khẩu tương đối lớn.

Lạm phát Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tâm lý phát sinh lạm phát kỳ vọng, khiến cho lạm phát kỳ vọng cao hơn rất nhiều so với lạm phát danh nghĩa, cho thấy tâm lý người dân Việt Nam khơng thích nắm giữ VND. Nếu hiện tại lạm phát ở mức cao và dân chúng cho rằng VND tiếp tục mất giá (lạm phát tiếp tục tăng) thì họ sẽ chuyển từ giữ VND sang các tài sản tài chính khác và tích cực mua hàng hóa.

2.4.2. Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm phát

Sự ổn định giá cả, tuy không phải là yếu tố duy nhất, nhưng lại là yếu tố quan trọng nhất để có được mơi trường tài chính ổn định. Lạm phát khơng chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mơ mà cịn ảnh hưởng đến tương lai nền kinh tế do niềm tin của nhà đầu tư bị sụt giảm. Cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì việc chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao, kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến tồn bộ nền kinh tế. Những tác động chủ yếu bao gồm:

Giá cả tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Điều này có tác động xấu đến tình hình xuất khẩu. Bên cạnh đó, Việt Nam đang duy trì chế độ neo tỷ giá, tỷ lệ lạm phát cao sẽ hỗ trợ cho việc tiêu dùng hàng nhập khẩu của nhân dân, làm cho tình hình nhập siêu ngày càng trầm trọng. Thông qua ảnh hưởng lên hoạt động xuất nhập khẩu, lạm phát gián tiếp tạo áp lực lên cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, gây sức ép giảm giá VND.

Điều này đặc biệt nghiêm trọng hơn trong bối cảnh Việt Nam là một nền kinh tế USD hóa rất cao nên người dân dễ dàng dịch chuyển từ tài sản đánh giá bằng đồng nội tệ sang tài sản đánh giá bằng ngoại tệ, bao gồm cả vàng. Q trình này có diễn ra mạnh mẽ hay khơng phụ thuộc nhiều vào niềm tin của người dân đối với thị trường tài chính, vào đồng tiền. Kỳ vọng khơng tốt về lạm phát, một tín hiệu cho thấy nền kinh tế bất ổn, sẽ tác động không tốt đến niềm tin vào giá trị VND. Điều này tiếp tục tạo sức ép trực tiếp lên tỷ giá và gián tiếp khiến cho lãi suất tiếp tục tăng cao. Mặt khác, với niềm tin vào giá trị đồng tiền trong tương lai bị xói mịn, áp lực phá giá VND càng ngày càng đè nặng và lượng dự trữ ngoại hối thấp, Việt Nam đang đối diện với nguy cơ mất khả năng kiểm soát giá trị VND. Cộng với việc đặc điểm người dân Việt Nam có tâm lý bầy đàn rất cao, chỉ một cú sốc bất lợi cho nền kinh tế - tài chính (ví dụ giá dầu, giá vàng thế giới tăng cao) cũng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng, khi cho dù tình hình thực tế không trầm trọng.

Mặt khác, lạm phát tại Việt Nam sẽ khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất. Dòng tiền trong nền kinh tế sẽ chảy vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn như bất động sản và thị trường chứng khốn, hình thành nên các bong bóng tài sản. Đây là một hiện tượng rất nguy hiểm cho nền kinh tế và là một trong những nguyên

nhân chủ yếu tạo thành khủng hoảng, bởi lẽ sớm hay muộn gì thì các “bong bóng” cũng phải vỡ, gây mất ổn định nền kinh tế.

2.5. Chính sách tiền tệ - tỷ giá:

2.5.1. Lãi suất:

Trong năm 2009, NHNN đã thực hiện khá nhiều biện pháp nới lỏng tiền tệ, tổng mức tín dụng, phương tiện thanh toán đã tăng khá mạnh đạt tốc độ 26% trong năm 2009 (so với mức tăng 16.3% của năm 2008), huy động vốn tăng 27% và cho vay nền kinh tế đã tăng tới 37.7%, một mức khá cao kể cả so với những năm nền kinh tế diễn biến bình thường như giai đoạn 2006-2007, dẫn đến nguy cơ lạm phát trong năm 2010.

Sang năm 2010, Chính phủ nhanh chóng chuyển từ chính sách kích thích tăng trưởng sang ổn định vĩ mơ bằng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn cộng với việc dừng đột ngột chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất. Ngay từ đầu năm, mặt bằng lãi suất cho vay đã ở mức khá cao, khoảng 15%-16%/năm. Trong quý II đến đầu quý III, lạm phát tương đối thấp, NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm hạ lãi suất phục vụ tăng trưởng kinh tế. Khi lãi suất đầu vào trên thị trường giảm xuống được 11% vào tháng 10, thì cũng là lúc lạm phát bất ngờ tăng, chính sách tiền tệ lại được thắt chặt thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Nhà nước quyết định nâng mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam lên 9%/năm; theo đó, VNBA và các Ngân hàng Thương mại đồng thuận trần lãi suất huy động là 12%/năm. Tuy nhiên, lãi suất thực tế đã vượt xa trần do việc thắt chặt tín tiền tệ phát ra đúng vào thời điểm cầu tín dụng tăng mạnh (cuối năm) và hạn mức tín dụng của các ngân hàng đã gần hết. Kể từ đầu tháng 11/2010, lãi suất huy động VND đã tăng vọt từ 11 - 11,5%/năm lên đến trên 17%/năm ở một số NHTM đối với một số kỳ hạn ngắn, đồng thời lãi suất cho vay VND cũng tăng từ 13-14%/năm lên tới 19 - 21%/năm tùy từng loại khoản vay.

Có thể thấy, lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng nếu khơng giảm xuống thì chính sách thắt chặt tiền tệ khiến cho lãi suất tái cấp vốn, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đều tăng, đẩy lãi suất đầu ra tăng theo. Lạm phát cịn khiến cho ngân hàng phải tìm mọi cách tăng lãi suất huy động để đủ sức hấp dẫn và thu hút lượng tiền gửi vào ngân hàng.

Một nguyên nhân nữa khiến lãi suất tăng cao là từ sự khát vốn và tìm mọi cách để bù đắp thanh khoản của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Với biểu đồ lãi suất huy động hiện nay (lãi suất ngắn hạn hấp dẫn hơn lãi suất dài hạn) và tình hình lạm phát đang tăng cao ảnh hưởng đến tâm lý sợ rủi ro của người dân, vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, và các khoản huy động này sẽ liên tục đến hạn. Ở đầu ra, khách hàng vay vốn lại thường chọn vay trung và dài hạn. Điều này ngoài việc khiến cho các ngân hàng thiếu thanh khoản, còn làm tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng và vơ tình khiến cho các ngân hàng liên tục phải giữ chân khách hàng, dẫn đến cuộc đua lãi suất căng thẳng.

Mặt bằng lãi suất cao phản ánh tình trạng lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô, sự kém hiệu quả của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng.

2.5.2.Tỷ giá và việc điều hành tỷ giá:

Tỷ giá hối đối là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, và ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Trên lý thuyết, giữ ổn định tỷ giá có thể giúp tăng cường lịng tin vào đồng nội tệ, buộc chính phủ phải kiểm sốt thâm hụt ngân sách và tốc độ tăng tín dụng, thơng qua đó tăng cường mức độ tin cậy vào chính sách của chính phủ.

Ở Việt Nam, đồng USD gần như được mặc định là đồng tiền neo tỷ giá, NHNN là cơ quan công bố tỷ giá VND/USD, căn cứ vào tỷ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền ngoại tệ khác, các NHTM sẽ xác lập tỷ giá giữa các

ngoại tệ đó với VND. Việc áp dụng biên độ dao động tương đối chặt đối với tỷ giá VND/USD do NHNN ấn định có nghĩa là đồng VND tiếp tục khơng được tự do chuyển đổi. Trên thực tế, việc điều hành/điều chỉnh tỷ giá của NHNN thời gian qua thường chỉ chạy theo xu thế của thị trường mà chưa thật sự song hành kịp thời để mang tính điều tiết rõ hơn. Mỗi khi tỷ giá thị trường tự do biến động theo chiều hướng không thuận một thời gian, NHNN mới có biện pháp can thiệp. Trong q trình đó, việc thiếu minh bạch thơng tin đã làm sứt mẻ niềm tin của công chúng và giới đầu tư – tài chính.

Một đặc điểm khác của cơ chế tỷ giá Việt Nam là chế độ hai tỷ giá. Mặc dù trên thực tế NHNN áp dụng một tỷ giá chính thức cho tất cả các giao dịch thương mại trên phạm vi cả nước nhưng tỷ giá thị trường tự do vẫn hiện diện song song với tỷ giá chính thức. Các cá nhân bị hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng. Chính điều này là nguyên nhân khiến cho thị trường ngoại tệ tự do vẫn tiếp tục phát triển với quy mô tương đối lớn.

Một phần của tài liệu (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w