3.1 .Cải thiện nền tảng vĩ mô nền kinh tế
3.1.2 .Chính sách tài khóa
Đối diện với nguy cơ lạm phát bùng nổ như hiện nay, trong một nền kinh tế có chế độ tỷ giá gần như cố định và khơng gian chính sách tiền tệ hạn chế
như Việt Nam, việc điều hành chính sách tài khóa lại càng có ý nghĩa quan trọng trong chủ động kiểm soát lạm phát, cũng như nỗ lực ổn định vĩ mô cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Thực tế cho thấy, nếu như ngân sách được sử dụng hiệu quả thì chính sách tài khóa tỏ ra hiệu quả hơn chính sách tiền tệ trong việc giúp tăng trưởng GDP, đồng thời không gây sức ép quá lớn tới mặt bằng giá.
Như vậy, để giảm thiểu nguy cơ lạm phát, mức độ nghiêm trọng của thâm hụt ngân sách hàng năm, nợ công đang gia tăng và vấn đề niềm tin vào giá trị VND hiện đang trong tình thế rất nguy hiểm như hiện nay, củng cố tài chính là việc bắt buộc phải làm. Có thể nói, trọng tâm của chính sách tài khóa hiện nay là thắt chặt hợp lý, tăng hiệu quả của chi ngân sách, nhất là chi cho đầu tư công nhằm giảm sức ép đối với CPI và giảm rủi ro khi có những biến động từ bên ngồi. Cụ thể, kỷ luật tài khóa cần được khơi phục, mà biểu hiện là thâm hụt ngân sách tính theo GDP phải giảm dần trong những năm kế tiếp. Để làm được điều này, cần giảm sức ép lên chi tiêu công và đồng thời cải thiện nguồn thu ngân sách.
- Để cải thiện nguồn thu cho ngân sách, cần giảm dần sự phụ thuộc thu ngân sách vào khu vực DNNN, tăng cường nguồn thu từ khối doanh nghiệp nói chung, hồn thiện luật thuế thu nhập cá nhân.
- Để giảm sức ép lên chi ngân sách, Nhà nước cần rút khỏi hoạt động kinh tế một cách vững chắc, thông qua việc bán tài sản trong các doanh nghiệp (q trình cổ phần hóa). Mục tiêu của việc bán tài sản khơng phải là để tăng thu ngân sách, mà thực chất là để giảm sức ép lên chi ngân sách trong tương lai, hoặc những biến cố mang tính rủi ro liên quan đến tài chính. Trên cơ sở thu hẹp DNNN, chất lượng đầu tư ở mức độ xã hội có thể sẽ được nâng lên, và hiện tượng đầu tư quá mức có thể được giảm trừ, dẫn đến cải thiện mất cân đối tiết kiệm – đầu tư, nhờ đó giảm thâm hụt cán cân vãng lai.
- Bên cạnh đó, cần xây dựng chiến lược giảm dần nguồn ngân sách chi cho đầu tư cơng bằng cách chuyển vai trị đầu tư sang cho khu vực tư nhân. Với khả năng sử dụng đồng vốn đầu tư mang lại hiệu quả cao, có tiềm lực tài chính, cơng nghệ… của khu vực tư nhân, Nhà nước cần có biện pháp ưu đãi về thuế, tạo mặt bằng sạch, đơn giản hóa thủ tục đầu tư… để thu hút khu vực này tham gia đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế như: đường xá, cầu, cảng… Đây là giải pháp căn cơ để giảm gánh nặng tăng ngân sách đầu tư của Nhà nước, từ đó hãm dần "chiếc van" tài khố, giúp việc kiểm soát lạm phát chủ động, hiệu quả hơn.
- Việt Nam cần có kế hoạch đầu tư chung cho tồn quốc để dựa vào đó sự điều phối của các nhà tài trợ sẽ tốt hơn. Hiện nay mỗi dự án chúng ta lập ra một ban quản lý dự án, khi xong dự án thì ban quản lý đó khơng cịn. Đến dự án khác thì lập ban quản lý khác, gây nên sự lãng phí về nhân lực rất lớn. Việc thực hiện dự án nếu chuẩn bị tốt và có điều phối tổng thể thì nó sẽ khơng bị chậm như trong q khứ.
- Nâng cao hiệu quả của chi ngân sách, trong đó có hiệu quả của đầu tư công, để cung tiền được hấp thụ và sử dụng có hiệu quả, góp phần giảm sức ép đối với chỉ số giá tiêu dùng. Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư lớn đang triển khai. Cần xem xét kỹ cơ cấu vốn đối với các dự án quy mô lớn đang chuẩn bị triển khai. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư lớn, để sớm đưa vào sử dụng, góp phần cho tăng trưởng kinh tế. Hạn chế khởi công các dự án lớn, để tránh rủi ro của việc không thu xếp được nguồn vốn, nhất là trong điều kiện thị trường tài chính quốc tế vẫn cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất trắc như hiện nay, thay vào đó tập trung vốn cho hồn thành các dự án có thể đưa vào sử dụng trong năm 2010 và 2011.
- Triển khai các giải pháp cấp bách, cần tái cấu trúc nền kinh tế, mà bản chất là tạo ra hành lang pháp lý để đảm bảo việc phân bổ các nguồn lực
đầu tư hiệu quả. Muốn vậy, cần tạo bước đột phá về cổ phần hóa DNNN và tạo ra mơi trường kinh doanh tiết kiệm chi phí hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách quản lý nợ, cả nợ cơng và nợ nước ngồi, nên theo hướng không làm tăng quy mô nợ, đồng thời quản lý nợ trên cơ sở đảm bảo hiệu quả cả vay và sử dụng các khoản nợ. Đặc biệt chú trọng quản lý rủi ro về vay nợ, vừa tránh tình trạng khơng phát hành được các công cụ nợ, vừa không sử dụng được nguồn thu từ các công cụ nợ đã phát hành như trong mấy năm gần đây.
3.1.3. Xây dựng một cơ quan hoạch định chính sách kinh tế cao cấp
Hiện nay, thẩm quyền ra quyết định chính sách quá phân tán, và điều này một mặt cản trở sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hoạch định chính sách, mặt khác gây khó khăn cho các nhà lãnh đạo cao nhất khi họ phải phản ứng một cách quyết đốn nếu khủng hoảng xảy ra. Để có thể duy trì sự nhất qn và ổn định trong hệ thống chính sách vĩ mơ, Việt Nam cần tập trung thẩm quyền hoạch định chính sách trong tay một cơ quan duy nhất. Cho dù cơ quan này sẽ được thành lập mới hay hình thành từ một cơ quan có sẵn từ trước thì nó cũng phải thấu hiểu nền kinh tế nội địa và quốc tế, đồng thời có đủ thẩm quyền để biến hiểu biết này thành những chính sách cụ thể. Để làm được điều này, cơ quan hoạch định chính sách cao cấp này phải có thẩm quyền cao hơn các bộ ban ngành, chính quyền địa phương, và tất nhiên là cả các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, cơ quan này cũng cần được trao quyền đình chỉ hay cắt giảm những dự án đầu tư công chưa thực sự cần thiết hay lãng phí. Cần nhấn mạnh rằng việc xây dựng năng lực phân tích và hoạch định chính sách cần thiết để cải thiện tình hình cho nền kinh tế vĩ mơ của Việt Nam sẽ không thể thực hiện được nếu chính phủ tiếp tục sử dụng hệ chế độ tuyển dụng và đãi ngộ nhân sự hiện tại. Để có thể thu hút và giữ chân được những người thực sự giỏi, cơ quan hoạch định chính sách kinh tế cao
60
cấp phải có thể trả lương tương đương với khu vực tư nhân. Quan trọng không kém, việc tuyển dụng, bổ nhiệm, và cất nhắc trong cơ quan này phải tuyệt đối dựa vào năng lực.
3.2. Bảo vệ hệ thống tài chính nội địa khỏi nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài:
Nền kinh tế và hệ thống tài chính của Việt Nam hiện nay đã mở hơn rất nhiều so với trước và vì vậy chịu ảnh hưởng của những biến động trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với nền tảng tài chính chưa tốt, cộng với một hệ thống tài chính cịn non kém và năng lực thấp, trước mắt, Việt Nam không nên thực hiện tự do hóa tài chính và cần áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn để tự bảo vệ trước những nguy cơ từ bên ngoài.