.Lựa chọn chính sách tỷ giá phù hợp

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 68)

3.1 .Cải thiện nền tảng vĩ mô nền kinh tế

3.1.1.3 .Lựa chọn chính sách tỷ giá phù hợp

Để giảm thiểu được rủi ro mất kiểm sốt VND, giữ vững ổn định vĩ mơ, nhất là kiểm soát nhập siêu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo các cân đối cán cân thương mại, cán cân vãng lai, cán cân thanh toán tổng thể, cân đối cân tiết kiệm đầu tư, cân đối tích lũy tiêu dùng và quản lý nợ nước ngồi thì chính sách tỷ giá hối đối giữ vai trị cực kỳ quan trọng. Chính sách tỷ giá càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế tồn cầu cịn rất mong manh và tiềm ẩn khơng ít nguy cơ tạo ra những cơn chấn động trên thị trường tài chính tiền tệ.

Dự kiến với các sức ép mất cân đối kinh tế giữa trong và ngoài nước như hiện nay, xu hướng giảm giá VND là tất yếu song mức độ và thời điểm điều chỉnh giảm cần đồng bộ với chính sách quản lý ngoại hối và chính sách thương mại, đảm bảo khơng tạo ra các cú sốc đối với ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời, không quá kỳ vọng vào việc giải quyết ngay những mất cân đối vĩ mơ đã tích tụ trong khoảng 5 năm gần đây, nhất là chỉ thông qua công cụ đơn độc như điều chỉnh tỷ giá hối đối.

Những phân tích trên đã cho thấy chính sách neo tỷ giá, linh hoạt đã không giúp Việt Nam kiềm chế lạm phát và cũng không giúp cho Việt Nam kiềm chế nhập siêu, VND vẫn chịu sức ép mất giá. Việc duy trì kiểm sốt tỷ giá trong thời gian quá dài và không linh hoạt đã làm giảm sút lòng tin của người dân vào VND, USD bị găm giữ trong dân chúng và các doanh nghiệp, làm trầm trọng thêm hiện tượng USD hóa nền kinh tế, tăng hoạt động đầu cơ, đẩy tỷ giá thị trường tự do vượt xa tỷ giá chính thức và do đó gây thêm căng thẳng trên thị trường ngoại hối do khan hiếm “ảo” USD.

Trong khuôn khổ của bài viết này, để giảm thiểu rủi ro tỷ giá, tác giả cho rằng Việt Nam nên xây dựng kế hoạch để chuyển sang cơ chế tỷ giá có thả nổi có quản lý, tương tự như các nước trong khu vực. NHNN không tuyên bố trước tỷ giá trung tâm, tỷ giá thương mại hàng ngày về cơ bản được xác lập hoàn toàn bởi các giao dịch theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tuy nhiên, NHNN có thể dùng các biện pháp can thiệp như mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng và/hoặc các biện pháp kiểm soát nguồn vốn ra vào Việt Nam để làm mềm dao động của tỷ giá.

Việt Nam hiện nay đã thỏa mãn được nhiều điều kiện khiến cho việc áp dụng cơ chế quản lý tỷ giá thả nổi có quản lý sẽ mang lại nhiều lợi ích so với cơ chế tỷ giá cố định, đó là:

- Thứ nhất, giá cả của hầu hết các mặt hàng của Việt Nam hiện nay đã được quyết định theo cơ chế thị trường, việc thả nổi tỷ giá sẽ giúp biến động của giá cả các mặt hàng trong nước cân bằng với sự biến động của giá cả các mặt hàng trên thế giới, do đó giúp nền kinh tế phân bổ tốt hơn.

- Thứ hai, độ mở của nền kinh tế Việt Nam lớn nhưng không bị lệ thuộc mạnh vào một đối tác cụ thể nào, cho nên việc thả nổi tỷ giá sẽ giúp Việt Nam ngăn chặn tốt các cú sốc từ thị trường hàng hóa quốc tế.

- Thứ ba, áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nối có kiểm sốt sẽ giúp NHNN khơng phải giải quyết bài tốn về sự đánh đổi của chính sách. Đó là do khi quyết định giữ tỷ giá hay phá giá, NHNN đều phải cân nhắc giữa cái lợi và cái hại của quyết định này trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như một quyết định phá giá sẽ có lợi cho xuất khẩu, đặc biệt là những nhóm hàng xuất khẩu có hàm lượng nhập khẩu thấp. Nhưng phá giá lại làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động nhập khẩu phục vụ phát triển trong nước và các nhóm hàng xuất khẩu có hàm lượng nhập khẩu cao. Đồng thời phá giá tạo ra kỳ vọng lạm phát và có thể trở thành lạm

phát thực sự trong kỳ sau nếu các chính sách vĩ mô không nhất quán trong việc kiểm sốt lạm phát. Đây vốn là một khó khăn mà NHNN rất khó giải quyết do áp lực của các nhóm lợi ích trong nền kinh tế đối với các chính sách của chính phủ ngày càng lớn.

- Thứ tư, dễ thấy rằng chế độ tỷ giá cố định cần một dự trữ ngoại hối cao hơn so với chế độ tỷ giá thả nổi hoặc thả nổi có quản lý để NHNN có thể giữ tỷ giá trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ có biến động.

- Thứ năm, dựa trên lý thuyết “bộ ba bất khả thi”, trong một thị trường vốn tương đối tự do như Việt Nam thì một chế độ tỷ giá cố định sẽ làm cản trở chính sách tiền tệ độc lập, cịn việc áp dụng một chế độ tỷ giá thả nổi sẽ làm cho chính sách tiền tệ độc lập hơn. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, thả nổi hồn tồn khơng phải là một lựa chọn tốt cho Việt Nam vì hệ thống tài chính chưa hồn chỉnh. Những biến động quá nhanh và quá mức của tỷ giá, đặc biệt là việc “nhập khẩu” lạm phát và các biến động tiêu cực của thị trường thế giới có thể thơng qua mối quan hệ với tỷ giá làm ảnh hưởng đến sự ổn định của cán cân thanh toán, ổn định tài chính cũng như tăng trưởng của nền kinh tế. Trong trường hợp này, cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý là giải pháp tốt nhất. Để chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý thực sự phát huy tác dụng, làm tăng uy tín của VND thì Việt Nam cần phải chuẩn bị thêm một số điều kiện khác.

- Khi từ bỏ cơ chế neo tỷ giá NHNN phải tìm đến các cơ sở khác để thực thi chính sách tiền tệ, ví dụ như chính sách kiểm soát cung tiền và kiểm soát lạm phát theo định hướng. Việc này đòi hỏi NHNN phải độc lập, tức là một ngân hàng hoạt động trên nguyên tắc công khai, khơng bị tác động bởi các chính sách tài khóa và các tổ chức kinh tế, tài chính trên thị trường. Cụ thể, NHNN cần phải được độc lập về mặt luật pháp, độc lập về mục tiêu để tồn quyền quyết định chọn mục tiêu của mình giữa

kiểm sốt lạm phát, kiểm soát cung tiền hay kiểm soát tỷ giá, độc lập về sử dụng các công cụ tiền tệ và độc lập về quản lý.

- Để cơ chế tỷ giá thả nổi có thể vận hành một cách hiệu quả thì thị trường ngoại hối phải được hiện đại hóa và có hiệu quả cao. Ngoại tệ cũng là một loại tài sản, một khi được cho phép, tỷ giá thả nổi ngoại tệ sẽ được các chủ thể kinh tế tham gia thị trường mua bán trao đổi tương tự nhu các sản phẩm tài chính khác như chứng khốn và vàng. Một thị trường phát triển sẽ tạo cơ hội cho việc giao dịch ngoại hối và sự xuất hiện của các công cụ phái sinh và các định chế tài chính trung gian liên quan đến tỷ giá sẽ giúp chủ thể kinh tế hạn chế rủi ro.

Trong quá trình chuẩn bị để chuyển hẳn sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, NHNN cũng cần có những biện pháp nhằm giảm bớt hạn chế của cơ chế điều hành tỷ giá hiện tại, chẳng hạn như việc điều chỉnh tỷ giá cần linh hoạt hơn, làm giảm độ chênh lệch giữa lãi suất VND và lãi suất USD, kiểm soát chặt hơn việc sử dụng USD của người dân. Cần chú ý là công tác điều hành tỷ giá chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, bởi vậy nếu khơng có các phản ứng linh hoạt theo thị trường thì việc can thiệp vào tỷ giá chỉ làm nhiễu và trầm trọng thêm các vấn đề của nền kinh tế. Trên thị trường ngoại hối, niềm tin và tâm lý rất quan trọng cho việc ổn định tỷ giá, vì thế, NHNN nên cơng khai thường kỳ chính sách điều chỉnh tỷ giá của mình cho cơng chúng và những nhà đầu tư, tăng cường hơn nữa tính minh bạch trong điều hành tỷ giá. Đồng thời điều chỉnh tỷ giá phải đi kèm với việc kiểm soát lạm phát, nếu khơng sẽ rơi và vịng xốy điều chỉnh tỷ giá – lạm phát – điều chỉnh tỷ giá, sẽ có hại cho nền kinh tế và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khủng hoảng.

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w