.Hệ thống tài chính dễ bị tổn thương

Một phần của tài liệu (Trang 50)

Hệ thống tài chính của Việt Nam đã phát triển rất nhanh, từ một hệ thống sơ khai trong đó các NHTM quốc doanh chiếm vị trí thống trị, thành một hệ thống tài chính đa dạng hơn bao gồm cả các NHTM nhà nước, NHTMCP, và ngân hàng nước ngồi. Đồng thời, các cơng cụ và thị trường tài chính cũng trở nên phong phú hơn rất nhiều với sự xuất hiện của nhiều loại trái phiếu (chính phủ và cơng ty), hai thị trường chứng khốn, bảo hiểm, thuê mua và các cơng ty tài chính phi ngân hàng. Q trình cải cách hệ thống tài chính của Việt Nam được thực hiện rất nhanh trong khi hệ thống giám sát và điều tiết lại không được phát triển một cách tương ứng. Điều này làm cho hệ thống tài chính của Việt Nam trở nên rất dễ bị tổn thương, trong đó các ngân hàng hiện là khu vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.

Ngân hàng là hoạt động kinh doanh có tính rủi ro cao hơn hầu hết các hoạt động kinh doanh khác vì tài sản tài chính thường có tính thanh khoản cao và thị trường tài chính chịu tác động của rất nhiều biến số khơng dự đốn được. Vì các ngân hàng nằm ở trung tâm của một chuỗi dài các hoạt động huy động và phân bổ vốn nối liền người tiết kiệm và nhà đầu tư nên thất bại của chúng

sẽ khiến bản thân ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế phải gánh chịu hậu quả. Hành động cho vay bất cẩn của ngân hàng cũng làm cho chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương trở nên kém hiệu lực.

Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể nhận thấy trên những khía cạnh sau:

2.6.1. Ngân hàng Nhà nước có mức độ độc lập thấp:

Các bằng chứng thực nghiệm cũng như những lý thuyết kinh tế đã chỉ ra rằng, trong nền kinh tế thị trường, tính độc lập của NHTW là yếu tố then chốt để NHTW điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả.

Ở nước ta, từ khi thành lập cho đến nay, NHNN là cơ quan của Chính phủ, chịu sự can thiệp hành chính của Chính phủ. Thống đốc NHNN là thành viên của Chính phủ, có hàm tương đương với Bộ trưởng, được Chính phủ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội. Chính vì vậy, hoạt động của NHNN chịu sự điều chỉnh rất lớn của Chính phủ. NHNN chỉ là cơ quan xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội quyết định, trên cơ sở đó, NHNN tổ chức thực hiện và có trách nhiệm điều hành trong phạm vi đã được Quốc hội và Chính phủ duyệt. Tương tự, NHNN Việt Nam không được độc lập thiết lập mục tiêu hay xây dựng chỉ tiêu hoạt động.

Xét trong bốn cấp độ độc lập của IMF (2004) thì NHNN Việt Nam nằm ở cấp độ độc lập thứ tư “độc lập tự chủ hạn chế”. Đây là cấp độ độc lập thấp nhất của NHTW đối với Chính phủ. Gần như mọi hoạt động của NHNN đều phải được sự cho phép của Chính phủ (phát hành tiền, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, cho vay ngân sách trung ương, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngồi, cho vay các tổ chức tín dụng trong trường hợp đặc biệt). Có thể nhận thấy, NHNN Việt Nam chỉ được coi như là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, giống như các Bộ khác, chứ không phải là

40

một thiết chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động của NHNN ảnh hưởng rất lớn đến tính an tồn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của một quốc gia.

Điều này phần nào làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thậm chí đơi khi gây ra sự chậm trễ trong phản ứng chính sách trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền. Bên cạnh đó, do là cơ quan của Chính phủ nên có trường hợp NHNN phải thực hiện những nhiệm vụ không phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳng hạn như tái cấp vốn cho các NHTM để khoanh, xố nợ các khoản vay của các tập đồn nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền.

2.6.2. Hệ thống ngân hàng yếu kém:

Trong 10 năm trở lại đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều bước phát triển nhanh chóng và đáng ghi nhận, góp phần quan trọng với sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, xét trong mối tương quan so với các nước trong khu vực và thế giới thì hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất yếu so với các nước cả về mức độ cạnh tranh lẫn tính lành mạnh và an toàn hệ thống.

Tốc độ phát triển hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam là tương đối nhanh, chỉ số tín dụng/GDP và tiền gửi/GDP tăng từ 17,7% và 13,6% năm 1991 lên 115% và 130% năm 2010, qua đó cải thiện đáng kể của độ sâu tài chính. Từ năm 2000 – 2010, số lượng ngân hàng tăng từ 89 lên 120 ngân hàng, chủ yếu là ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Tuy nhiên, quy mơ vốn điều lệ của những ngân hàng có quy mơ lớn nhất toàn hệ thống như Agribank (khoảng 1 tỷ USD), Vietcombank (trên 850 triệu USD) hay Vietinbank (xấp xỉ 800 triệu USD),

vẫn còn thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực.

Xuất phát từ năng lực thấp, khơng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Vì vậy, dù nội lực thấp, hệ thống ngân hàng thương mại vẫn được khuyến khích cho vay dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng so với GDP tăng lên rất nhanh chóng, quy mơ tín dụng cho nền kinh tế cũng vượt qua tổng thu nhập quốc dân GDP. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng năm 2010 đã vượt mục tiêu 25% và tăng tới 27,6%, trong đó tín dụng VND tăng 25,3%, tín dụng ngoại tệ tăng 37,7%. Bên cạnh đó, tổng phương tiện thanh tốn cũng tăng 23% so với cuối năm 2009 (mục tiêu là tăng 20%) và huy động vốn tăng 24,5%. Tiền mặt trong lưu thông tăng khoảng 15%, tỷ trọng tiền mặt lưu thơng so với tổng phương tiện thanh tốn khoảng 14%.

Tín dụng tăng tất yếu sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng cao, nợ xấu tính đến cuối năm 2010 vào khoảng 2,5% tổng dư nợ cho vay, nếu tính cả số nợ xấu của Vinashin thì tỷ lệ nợ xấu khoảng 3,2%. Nguyên nhân của tình trạng nợ xấu gia tăng đến từ việc các ngân hàng chạy đua để tăng trưởng tín dụng, chạy theo lợi nhuận và tâm lý chủ quan vào sự hỗ trợ của NHNN thông qua các nghiệp vụ tái cấp vốn, tái chiết khấu và bơm thanh khoản nếu có tình trạng khó khăn xảy ra. Việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển và cịn nhiều biến động phức tạp. Bên cạnh đó là việc cho vay theo chỉ định của Nhà nước và tình trạng hệ thống quản trị rủi ro hầu như không được các ngân hàng chú trọng.

Về an toàn vốn, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng chỉ mới đáp ứng được đủ yêu cầu về mức an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế Basel II (8%). Nếu so sánh với mức bình quân 13,1% của các ngân hàng khu vực châu Á Thái Bình Dương (gồm 52 ngân hàng thuộc 10 nước) và với tỷ lệ

12,3% của các ngân hàng của các nước châu Á mới nổi (gồm 14 ngân hàng Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines) thì tỷ lệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn rất nhiều (giữ ở mức trên 10% với các NHTM lớn, riêng khối các NHTMNN vẫn chỉ đạt 9,6%).

Điều đáng lưu ý là những tỷ lệ trên được tính theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam (VAS) ít nghiêm ngặt hơn so với các tiêu chuẩn quốc tế (IFRS) nên khó có thể so sánh và đánh giá chính xác. Điều này khiến hệ thống ngân hàng Việt Nam bị đánh giá khá thấp về mức độ bảo vệ nhà đầu tư và sự lành mạnh hệ thống ngân hàng.

2.6.3.Đánh giá hệ thống tài chính Việt Nam:

Tỷ lệ nợ xấu tương đối cao khiến nguy cơ rủi ro tín dụng của các ngân hàng trở nên hiện hữu. Trước nguy cơ đó, vốn điều lệ có vai trị quan trọng trong việc tăng cường độ an toàn và bền vững của ngân hàng. Hệ số an toàn vốn cao sẽ bảo đảm cho ngân hàng tăng sức chống đỡ trong trường hợp hoạt động kinh doanh ngân hàng không hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh các chỉ số vĩ mô của Việt Nam đều đang xấu như hiện nay. Xét trên khía cạnh này, trong bối cảnh mở cửa kinh tế - tài chính, tình trạng yếu kém năng lực về vốn đã đặt hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vào vị thế dễ bị tổn thương.

Rủi ro này có thể gia tăng trong bối cảnh Việt Nam dần mở cửa tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế. Trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính thì khả năng can thiệp, điều tiết của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hầu như là rất thấp. Trong khi đó, chốt chặn cuối cùng của hệ thống tài chính Việt Nam là NHNN lại khơng có tính độc lập cao và thất bại trong việc phát triển một hệ thống điều tiết, giám sát và cưỡng chế thực sự có sức mạnh. Hoạt động điều tiết, giám sát và cưỡng chế bất cập mở ra cơ hội cho việc tích lũy rủi ro q mức, và vì vậy đặt tồn bộ hệ thống tài chính trước những rủi ro to lớn do những cú sốc bất ngờ đem lại.

2.7.Đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam:

Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ mơ. Thậm chí, có thể nói rằng những dấu hiệu tiền khủng hoảng đã xuất hiện ở Việt Nam. Đó là:

- Nền kinh tế USD hóa, dẫn đến nguy cơ khơng kiểm sốt được giá trị VND.

- Nguy cơ thâm hụt cán cân thanh toán: Thâm hụt cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối giảm khiến việc giảm lãi suất và ổn định tỷ giá của NHNN gặp nhiều khó khăn khả năng can thiệp của chính phủ trong bối cảnh đồng VND sụt giảm nhanh bị giới hạn, làm gia tăng nguy cơ phá giá VND. - Nguy cơ về nợ công: Với tỷ lệ nợ công chiếm 52% GDP, tuy nợ ngắn hạn

nước ngồi cịn thấp đã làm giảm đáng kể sự dễ tổn thương của Việt Nam trong bối cảnh xảy ra khủng hoảng tiền tệ, tuy nhiên, Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố tiêu cực, bao gồm: phải thực hiện đúng hạn đối với các cam kết nợ cơng cả ngồi nước và trong nước, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm mạnh do tình trạng nhập siêu. Chưa kể là nếu trong trường hợp một cuộc khủng hoảng ngân hàng hoặc khủng hoảng tiền tệ nổ ra, đặc biệt nếu có cuộc khủng hoảng đơi, thì Chính phủ sẽ phải tham gia giải cứu hệ thống ngân hàng, khiến vay nợ Chính phủ sẽ tăng lên rất nhanh. Trong tình huống đó, khủng hoảng nợ có thể là một nguy cơ hiện hữu. - Nguy cơ lạm phát: trong một nền kinh tế có mức độ USD hóa cao như

Việt Nam, nguy cơ lạm phát sẽ khiến cho niềm tin vào VND giảm sút, người dân sẽ quay lưng lại với đồng nội tệ và chuyển sang tích trữ vàng và USD. Mặt khác, VND mất giá sẽ tác động tới việc trả nợ nước ngoài và cán cân thanh toán, làm tăng chi phí sản xuất và giá thành, tác động tới lạm phát dưới dạng chi phí đẩy, đối với doanh nghiệp trong nước vay nợ bằng USD đến hạn trả nợ sẽ phải tăng thêm gánh nặng tài chính.

- Nguy cơ về tiền tệ: Việc vận hành chính sách tiền tệ như hiện nay trong bối cảnh dự trữ ngoại hối đang giảm dẫn đến rủi ro tài chính vĩ mơ đáng kể nhất mà Việt Nam có thể gặp phải trong trung hạn là vấn đề tiền tệ, cụ thể là việc mất kiểm soát giá trị VND.

- Nguy cơ trong lĩnh vực ngân hàng: với cấu trúc và năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh như hiện nay, hệ thống tài chính mà chủ yếu là hệ thống ngân hàng rất dễ bị tổn thương. Sự thiếu hụt đáng kể trong việc điều hành và giám sát ngành tài chính, làm gia tăng nguy cơ về khủng hoảng tiền tệ bắt nguồn từ các vấn đề trong hệ thống ngân hàng.

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam nếu xảy ra sẽ mang đặc thù sau:

- Khủng hoảng tài chính sẽ có dạng thức của khủng hoảng ngân hàng do những yếu kém đặc biệt của khu vực này như năng lực vốn thấp, nợ xấu cao…

- Khủng hoảng tiền tệ là nguy cơ hiện hữu, khi mà hầu hết các chỉ báo đều đang nghiêng về xu hướng giảm giá VND.

- Với nền tảng kinh tế vĩ mô và điều kiện quốc tế như hiện nay, có thể nói khủng hoảng tài chính - tiền tệ chưa thể xảy ra ở Việt Nam trên diện rộng. Nếu có xảy ra thì chỉ có thể là khủng hoảng cục bộ ở một số lĩnh vực của nền kinh tế. Lý do khủng hoảng tài chính vẫn chưa diễn ra tại Việt Nam nằm ở 3 điểm: thứ nhất, vay nợ của Việt Nam vẫn nằm trong phạm vi kiểm sốt được, nợ ngắn hạn nước ngồi cịn thấp; thứ hai, Việt Nam vẫn chưa tự do hóa tài khoản vốn; thứ ba, chưa có một cú sốc đủ mạnh từ bên trong hay bên ngoài nền kinh tế. Tuy nhiên, với việc vay nợ gia tăng, xu hướng mở cửa và tự do hóa tài chính đang diễn ra mạnh mẽ thì Việt Nam sẽ phải đối diện với nhiều “ngịi nổ” kích hoạt khủng hoảng trong tương lai nếu như khơng có những biện pháp thích hợp. Những rủi ro hay bất ổn tài

chính này ít hay nhiều còn phụ thuộc phần lớn vào điều kiện nội tại của nền kinh tế, đặc biệt là sức mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng.

Kết luận Chương 2

Trong chương 2, tác giả đã phân tích tình hình tài chính Việt Nam hiện nay. Những diễn biến vừa qua trên thị trường trong và ngoài nước cho thấy Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt là nguy cơ về tiền tệ. Chính vì thế, nếu khơng nhận thức đúng vấn đề và có các biện pháp kịp thời để giải quyết thì những rủi ro tiềm ẩn nói trên sẽ có cơ hội bùng phát. Để ngăn ngừa được những nguy cơ tiềm ẩn này, trong chương 3, tác giả trình bày một số khuyến nghị về mặt chính sách cho Việt Nam.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NGĂN NGỪA KHỦNG HOẢNG Ở VIỆT NAM

Từ những nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế Việt Nam như đã phân tích ở trên, để có thể dự báo và tránh được khủng hoảng tài chính, khuyến nghị Việt Nam cần có những chính sách hợp lý.

3.1. Cải thiện nền tảng vĩ mô nền kinh tế:

Nền tảng vĩ mô kinh tế vững mạnh được điều hành bởi các chính sách đúng đắn luôn luôn là lá chắn hữu hiệu nhất, bảo vệ toàn bộ hệ thống – tài chính khỏi nguy cơ khủng hoảng. Qua các phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam, có thể thấy rằng rủi ro kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ở mức cao, thể hiện ở mức lạm phát kỳ vọng cao, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại tệ mỏng, thâm hụt ngân sách cao và nợ công đã đến đỉnh điểm. Nền kinh tế USD hóa, lại có lãi suất VND, kỳ vọng mất giá VND (tỷ giá VND so với USD) cao và nếu ba yếu tố này không đảm bảo nguyên tắc cân bằng lãi

Một phần của tài liệu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w