2.3.1. Chính sách tài khóa và tình hình thâm hụt ngân sách:
Năm 2009, nhằm đối phó với nguy cơ suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gây ra, Chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế với quy mơ gần 8 tỷ USD, tương đương 8%GDP, thực chi tăng 36.000 tỷ đồng so với dự toán, đạt 29,3% GDP. Vì vậy, thâm hụt ngân sách năm 2009 lên tới 6,9% GDP.
Hình 2.3 Thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2005-2011 (Nguồn : Bộ Tài chính) (Nguồn : Bộ Tài chính)
Năm 2010, chính sách tài khóa tiếp tục được mở rộng với việc mức bội chi ngân sách nhà nước tương đương 5,8% GDP, giảm so với năm 2009 và cũng giảm so với kế hoạch đề ra (6,2%). Đó là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua cơn suy giảm. Tuy nhiên, bội chi ngân sách vẫn còn cao (chưa về mức dưới 5% như đã duy trì trong nhiều năm) cho thấy là mục tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn được ưu tiên hàng đầu và Chính phủ tiếp tục chủ động sử dụng chính sách tài khóa nhằm mở rộng chi
50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 2007 2008 2009 2010
tiêu cũng như đầu tư công. Trong bối cảnh tỷ lệ đầu tư của Việt Nam hiện nay là cao nhất thế giới mà hiệu quả đầu tư lại thuộc dạng thấp (theo tính tốn của Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, hệ số ICOR năm 2010 của Việt Nam là 6,2), thì càng đầu tư cao, càng cần vốn, cần tín dụng, và vì khơng thể tăng năng suất nên sức ép lạm phát nảy sinh.
Điều này cũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo nếu như khơng chủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng như tăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách.
2.3.2. Tài trợ thâm hụt ngân sách và tình hình nợ cơng:
Nguồn tài trợ thâm hụt ngân sách chủ yếu hiện nay là vay nợ, bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài, cơ cấu nợ chủ yếu là nợ nước ngoài trung và dài hạn. Do ngân sách thâm hụt thường xuyên, cộng với đặc thù của một nước đang phát triển là nhu cầu vốn cho tăng trưởng cao nên số nợ công của Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua.
44.6 41.9
36.2 33.8
Hình 2.4 Tỷ lệ dư nợ của Chính phủ qua các năm(Nguồn : Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010) (Nguồn : Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010)
Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến hết 31/12/2010, dư nợ cơng bằng 56,6% GDP, dư nợ chính phủ bằng 44,6% GDP và nợ nước ngoài chiếm
%
G
D
42,2% GDP. Trong đó, tổng nợ nước ngồi tính đến hết 30/06/2010 là 29 tỷ USD (so với lượng dự trữ ngoại hối khoảng 14 tỷ USD).
Như vậy, nếu so với các nền kinh tế đang phát triển khác (phổ biến khoảng 30%-40%) thì tỷ lệ nợ công của Việt Nam cao hơn hẳn, tuy là vẫn trong tầm kiểm soát do chủ yếu là nợ trung và dài hạn. Nếu xét mức nợ cơng bình quân đầu người bình quân đầu người trong vòng 8 năm (từ 2001 đến 2009), mức nợ cơng bình qn đầu người đã tăng gần bốn lần, từ 144 USD lên tới 548 USD, tức trung bình hơn 18%/năm, trong khi tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của cùng thời kì chỉ là 6%/năm.
2.3.3. Nguy cơ từ thâm hụt ngân sách và nợ công:
Thâm hụt ngân sách cao và liên tục thể hiện việc nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với sự mất cân bằng kinh tế lớn, trong đó cốt lõi là mất cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư trong khu vực công. Điều này là hệ quả của mơ hình tăng trưởng dựa trên mở rộng đầu tư mà Việt Nam đang theo đuổi, trong khi hệ số ICOR không được cải thiện.
Mức bội chi ngân sách cao, trong khi hiệu quả đầu tư thấp chính là một trong những nguyên nhân khiến cho cung tiền ở Việt Nam tăng cao, gây áp lực lạm phát. Mặt khác, điều này còn thể hiện dấu hiện thiếu bền vững của ngân sách vì các khoản chi tiêu, đầu tư của Chính phủ đã khơng tạo ra nguồn thu trong tương lai và gây sức ép cho bội chi mới.
Thâm hụt ngân sách cịn khiến cho tình hình nợ cơng ngày càng trầm trọng. Việc tài trợ thâm hụt ngân sách bằng trái phiếu trong nước cũng chính là một yếu tố góp phần khiến lãi suất được ghìm giữ ở mức cao, khiến cho đầu tư tư nhân sụt giảm. Trong khi đó, tài trợ bằng vay nợ nước ngoài tăng cao trong bối cảnh dự trữ ngoại hối đang suy giảm, thâm hụt cán cân thương mại lớn, hiệu suất sử dụng vốn vay thấp dẫn đến việc uy tín của Việt Nam bị giảm trên thị trường thế giới mà tiêu biểu là việc Fitch, cơng ty định giá tín nhiệm, đã hạ mức tín nhiệm về nợ dài hạn nước ngồi và đồng nội tệ của
Việt Nam xuống mức B+, có nghĩa là mức độ rủi ro tương đối cao và xác suất vỡ nợ của chính phủ Việt Nam lớn.
Như vậy, có thể nhận thấy Việt Nam đang phải đối diện với rủi ro đến từ tỷ lệ nợ công đang tăng cao. Tuy tỷ lệ nợ ngắn hạn Việt Nam thấp nên nguy cơ về khủng hoảng nợ là chưa hiện hữu, tuy nhiên, nếu hệ số ICOR khơng được cải thiện, kỷ luật tài khóa khơng được thực hiện nghiêm túc thì trong trung và dài hạn, chính phủ sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngồi. Bên cạnh đó, bội chi ngân sách khiến cho cung tiền dư thừa trong nền kinh tế, là một nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát tăng cao, khiến Việt Nam tiếp tục phải đối diện với một rủi ro vĩ mô khác.