3.1 .Cải thiện nền tảng vĩ mô nền kinh tế
3.1.1.2 .Cơ chế điều hành lãi suất
Hai vấn đề nổi lên mà chính sách lãi suất cần hướng tới nhiều hơn, đó là áp lực lạm phát gắn với hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mơ. Để hạn chế lạm phát, chính sách tiền tệ cần phải tiếp tục thắt chặt, tuy nhiên, cần đảm bảo việc thắt chặt này không gây ra những cú sốc thanh khoản cho thị trường, giữ vững tính ổn định cho tăng trưởng kinh tế.
Để thực hiện được điều này, cần xây dựng được một cơ chế lãi suất có hiệu quả, đủ sức thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng để cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế, tránh trường hợp cung tiền trong nền kinh tế phần lớn xuất phát từ việc NHNN bơm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại thông qua kênh thị trường mở và lãi suất tái cấp vốn/chiết khấu như hiện nay. Điều này sẽ giúp cho lượng tiền trong lưu thông được rút về, giảm nguy cơ lạm phát tiền tệ, đồng thời chống được khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nguồn vốn từ dân chúng đổ vào hệ thống ngân hàng cũng thể hiện niềm tin đối với chính sách tài chính –tiền tệ của chính phủ.
Do vậy, tự do hóa lãi suất để bảo đảm lãi suất thực dương là mục tiêu cần hướng tới để đảm bảo sự vận hành của thị trường về cơ bản tuân theo qui luật cung cầu, phân bổ nguồn vốn hợp lý. Song với thực trạng nền kinh tế đang phải đối mặt cùng với những bất cập của thị trường tiền tệ thì áp dụng cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp là cần thiết, và từng bước tạo dựng những điều kiện cần thiết để tự do hóa lãi suất.
- Trước mắt là phải thiết lập một mức lãi suất cơ bản linh hoạt, có hiệu lực, phù hợp, định hướng được lãi suất thị trường. Khi xây dựng được mức lãi suất cơ bản này, NHNN sẽ có khả năng kiểm sốt tốt lãi suất
trong hệ thống ngân hàng, từ đó, dần dần điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay trong nền kinh tế. Mức lãi suất cơ bản này cũng giúp cho hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp biết được định hướng của NHNN đối với lãi suất tiền đồng trong thời gian sắp tới để có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Trên cơ sở mức lãi suất cơ bản, hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo, như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở nhằm chủ động điều tiết lãi suất thị trường và các hành vi cho vay, đi vay của các thành viên trên thị trường tiền tệ. Lượng tiền cung ứng sẽ được điều tiết hợp lý để đảm bảo các mức lãi suất mục tiêu.
- Với lãi suất huy động ở đầu vào, trong thời điểm lạm phát đang có nguy cơ bùng phát như hiện nay và thực lực các NHTM cịn yếu và khơng đồng đều, NHNN cần giữ việc quy định trần lãi suất huy động để tránh việc chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng có thể làm kỳ vọng lạm phát gia tăng, cũng như hạn chế tình trạng các ngân hàng tìm mọi cách để huy động vốn cao và đầu tư vào các dự án mạo hiểm, gây rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc quy định trần lãi suất huy động nên áp dụng theo một cơ chế linh hoạt. Theo đó, NHNN không nên quy định trần lãi suất huy động bằng một con số cố định như hiện nay mà nên thực hiện khống chế lãi suất huy động không được phép vượt qua một giới hạn hay một tỷ lệ nào đó so với lãi suất tái cấp vốn của NHTW, hoặc so với lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng, linh hoạt theo thời gian, theo nguyên tắc làm chỗ dựa lan tỏa, đảm bảo cho lãi suất huy động ngoài thị trường của các NHTM luôn luôn thực dương. Đối với những tổ chức tín dụng thiếu thanh khoản khi thực thi quy chế lãi suất huy động, NHNN có thể bơm thanh khoản ngắn hạn ngay với một tỷ trọng đủ để vượt qua khó khăn và với lãi suất tương đương với trần lãi suất huy động tại thời điểm đó mà NHNN đã cơng bố đang có hiệu lực. Điều này sẽ giúp cho việc công bố trần lãi suất
huy động của NHNN trở thành có giá trị, khắc phục tình trạng trần lãi suất huy động được công bố cho thị trường “tham khảo” để tự thực thi như hiện tại.
- Đối với thị trường tín dụng ở đầu ra, NHNN cần cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục dùng cơ chế cho vay thỏa thuận lãi suất. Trong bối cảnh lạm phát, cơ chế cho vay này có thể khiến cho lãi suất cho vay tăng cao, tuy nhiên, sẽ góp phần tạo ra một đường cong lãi suất thích hợp với bối cảnh thực tế của thị trường, góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn, đồng thời ngân hàng cũng có lãi theo ngun tắc trung gian và cùng chia sẻ lợi ích. Ngồi ra, cơ chế lãi suất thỏa thuận còn giúp nâng cao tính cạnh tranh giữa các ngân hàng, và đây cũng chính là cơ chế để thị trường tự phân phối lại lợi thế của những NHTM có năng lực huy động vốn tốt.
- Liên quan đến cơ chế này, NHNN cũng cần ban hành chính sách buộc các NHTM phải trích một tỷ lệ trên vốn huy động đủ an tồn để đầu tư vào chứng khốn nợ dài hạn của Chính Phủ, hoặc chứng khốn nợ dài hạn do Chính phủ bảo lãnh và lưu ký tại NHNN làm công cụ tham gia thị trường mở do NHNN tổ chức. Khi cần khắc phục cung – cầu thanh khoản thì NHTM sẽ phải sử dụng nguồn lực của mình, tránh trường hợp NHNN phải phát hành tín phiếu của chính mình để tự biến thành con nợ của các NHTM khi phải hút tiền lưu thông về khi chống lạm phát (như năm 2008) hoặc phải thu mua tín phiếu của mình về với giá lỗ để bơm tiền ra cứu suy giảm kinh tế (như năm 2009).
Như vậy, chính sách tiền tệ thắt chặt đi đơi với cơ chế điều hành lãi suất bảo đảm lãi suất thực dương để giảm cung tiền như trên sẽ có tác dụng đối với lạm phát. Tuy lãi suất sẽ tăng, gây khó khăn cho sản xuất, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, đó lại là cơ hội để nguồn vốn tín dụng chảy vào những dự án sản xuất có hiệu quả, góp phần làm cho hệ thống ngân hàng trở nên lành mạnh hơn. Hơn nữa, trong bối cảnh các rủi
ro vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam đang cao như hiện nay, đánh đổi tăng trưởng kinh tế để giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô là điều cần được ưu tiên.