.Mất cân đối trong cán cân thanh toán

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 38)

2.2.1. Thâm hụt tài khoản vãng lai:

Hiện trạng cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu bao gồm cán cân thương mại hàng hóa và cán cân chuyển giao, cịn dịch vụ và thu nhập tương đối nhỏ. Thâm hụt thương mại là nhân tố chính đóng góp vào thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam hiện nay.

Năm 2010, với xuất khẩu ước đạt 71,6 tỷ USD, nhập khẩu ở mức 84 tỷ USD, nhập siêu năm 2010 đạt khoảng 12,4 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2009 (12,85 tỷ USD), nhưng vẫn chiếm khoảng 11,3% GDP.

100 80 60 40 20 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 -20 -40

Xuất khẩu (tỉ USD) Nhập khẩu (tỉ USD) Nhập siêu (tỉ USD)

Hình 2.1 Thâm hụt thương mại Việt Nam (Nguồn : Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010) (Nguồn : Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010)

Nguyên nhân đầu tiên của tình trạng thâm hụt cán cân thương mại hiện nay đến từ bất cập trong cơ cấu xuất nhập khẩu. Thông thường, nhập siêu nhưng cơ cấu hàng nhập khẩu tập trung vào hàng hóa phục vụ đầu ra tạo ra năng lực xuất khẩu mới hoặc dùng để sản xuất ra những mặt hàng có giá trị gia tăng cao thì việc nhập siêu đó khơng đáng ngại, bởi nó tạo ra năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trong dài hạn để hỗ trợ xuất khẩu tương lai. Tuy nhiên, với mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng nông lâm sản, than đá, dầu thô, dệt may và giày da, trong khi cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu và hàng tiêu dùng như trường hợp Việt Nam, thì tình trạng thâm hụt cán cân thương mại sẽ vẫn kéo dài và trầm trọng.

Nguyên nhân tiếp theo, mang tính chất quyết định nhất khiến cho cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt ngày càng lớn, đe dọa làm mất cân đối cán cân thanh tốn tổng thể, chính là cơ chế tỷ giá.

Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, một mặt tỷ giá phụ thuộc vào cán cân thương mại trước đó nhưng mặt khác bản thân tỷ giá lại là yếu tố điều chỉnh cán cân thương mại trong tương lai trở về trạng thái cân bằng trong mối quan hệ tổng thể với các dòng vốn khác. Khi tỷ giá được thả nổi, khi nhu cầu nhập

khẩu tăng cao khiến nhu cầu ngoại tệ trong nước tăng lên tương ứng, giá ngoại tệ sẽ tăng một cách tương đối so với giá bản tệ. Sự tăng giá ngoại tệ khiến cho nhập khẩu trở nên đắt đỏ, đồng thời xuất khẩu lại được lợi. Nhờ cơ chế này khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm, xuất khẩu được lợi dẫn đến cung ngoại tệ sẽ tăng. Kết quả là không những nhập siêu giảm mà giá ngoại tệ cũng giảm trở lại, cả cán cân thương mại và tỷ giá trở về trạng thái cân bằng.

Việt Nam áp dụng chế độ neo tỷ giá, VND được neo chặt vào USD, tỷ giá về cơ bản là cố định, khiến cho tỷ giá khơng thực hiện được chức năng điều hịa cán cân thương mại theo cơ chế trên. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, các dịng vốn vào nhiều, lạm phát cao đã khiến cho VND có xu hướng lên giá so với USD, khiến cho sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam giảm, làm giảm xuất khẩu, hỗ trợ nhập siêu.

Một điều đặc biệt cần xem xét trong cán cân thanh toán của Việt Nam là dù cán cân vốn thặng dư do đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 18,6tỷ USD, kiều hối đạt 8tỷ USD, thì cán cân thanh toán vẫn bị thâm hụt khoảng 4% GDP, tuy mức thâm hụt này đã giảm khá nhiều so với năm 2009.

Trên lý thuyết, một quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai nhưng cũng có mức thặng dư tài khoản vốn cao thì khơng đáng lo ngại, bởi vì thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ được bù đắp bằng thặng dư trong tài khoản vốn. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ Việt Nam là một nền kinh tế có mức độ USD hóa cao, tâm lý người dân ưa thích nắm giữ ngoại tệ, do đó, thặng dư tài khoản vốn của Việt Nam không được sử dụng để bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai hay bổ sung dự trữ ngoại hối, mà một số lượng ngoại tệ lớn đã được găm giữ trong dân chúng, trong các doanh nghiệp… Xét trên khía cạnh này, nếu như chính phủ khơng có những biện pháp khắc phục tình trạng suy giảm niềm tin vào giá trị VND đang hiện hữu trong tâm lý người dân, thì tình trạng thâm hụt của Việt Nam rất đáng lo ngại.

2.2.2. Nguy cơ từ thâm hụt tài khoản vãng lai:

Đối với một nền kinh tế đang trong bước đầu của quá trình phát triển như Việt Nam, tình hình thâm hụt cán cân thương mại là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, với tỷ lệ thâm hụt trên 10%, cộng với tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân đã khiến Việt Nam đối diện với nguy cơ sụt giảm dự trữ ngoại hối.

Sự cân đối của thị trường ngoại hối phụ thuộc vào cung cầu, nút thắt của sự cân đối luồng ngoại tệ vào và ra chính là nhập siêu, bù đắp nhập siêu là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối, do thặng dư trên tài khoản vốn đã bị găm giữ ngoài hệ thống ngân hàng, khiến cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian qua đã giảm mạnh.

Hình 2.2 Tình hình dự trữ ngoại hối Việt Nam

(Nguồn : Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010)

Dự trữ ngoại hối đóng vai trị “giảm sốc”, giúp cho nền kinh tế chống đỡ được các cú sốc trong thương mại quốc tế, và giúp điều hòa những biến động của cá dòng lưu chuyển vốn và ổn định tỷ giá. Dự trữ ngoại hối cịn có vai trị quan trọng trong việc “bảo hiểm” cho nền kinh tế chống lại những thay đổi bất lợi trong nền kinh tế nội địa hay toàn cầu.

Đối với nền kinh tế áp dụng chế độ neo tỷ giá như Việt Nam, dự trữ ngoại hối giảm còn dẫn tới việc chính sách tiền tệ khó khăn hơn để tìm được điểm cân bằng cho cả hai vấn đề: giảm lãi suất và ổn định tỷ giá. Theo lý thuyết, khi cung tiền M2 tăng lên, đồng nội tệ sẽ rẻ đi và lãi suất giảm xuống, nhưng tỷ giá sẽ tăng lên, và ngược lại nếu giảm cung tiền M2, đồng tiền sẽ khan hiếm hơn và đắt lên, đẩy lãi suất tăng cao, cho dù tỷ giá lúc đó sẽ hạ hơn. Để giảm lãi suất và giảm cả tỷ giá, chỉ có một cách duy nhất là tăng cung tiền, đồng thời rút bớt dự trữ ngoại hối cung cấp ra thị trường để cân bằng lại. Tuy nhiên, với khả năng hiện nay dự trữ ngoại hối Việt Nam khá mỏng, sẽ không dễ dàng để ngân hàng Nhà nước can thiệp khi tỷ giá tiếp tục có những biến động mạnh.

Dự trữ ngoại hối giảm khiến cho VND chịu áp lực xuống giá cũng tạo áp lực lên nợ nước ngoài của Việt Nam theo hướng gia tăng rủi ro mất khả năng thanh tốn và sụt giảm mức tín nhiệm về tín dụng. Do đó, dù tình hình cán cân thanh tốn của Việt Nam khơng bị coi là q trầm trọng bởi nghĩa vụ nợ ngắn hạn của Việt Nam tương đối nhỏ, nhưng nếu như Việt Nam khơng ổn định được tình hình kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát và đảm bảo môi trường đầu tư hấp dẫn để giành được niềm tin của các nhà đầu tư trong nước cũng như ngồi nước vào nền kinh tế của mình thì hiện tượng rút vốn hồn tồn có thể xảy ra.

Ngồi ra, Việt Nam còn đối diện với nguy cơ “thâm hụt kép” khi mà tình hình thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thanh tốn ln đi liền với nhau, và trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, điều này đã làm gia tăng nguy co rủi ro khủng hoảng tiền tệ. Vì vậy, phần tiếp theo của đề tài sẽ nghiên cứu về thực trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam để có một cái nhìn rõ hơn về những nguy cơ này.

140000 8.00% 120000 117200 1159006.90% 7.00% 120000 6.00% 5.50% 5.00% 5.80% 100000 5% 5% 4.95% 66200 4.85% 80000 4.00% 56500 60000 48500 3.00% 40700 40000 2.00% 20000 1.00% 0 0.00% 2005 2006 2007 2008 20092010 2011 (F) Thâm hụt ngân sách (tỉ đ.) % GDP

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w