Việc nắm được nguyên nhân của khủng hoảng tài chính giúp cho việc xác định dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng được dễ dàng hơn. Nhìn chung, các dấu hiệu của khủng hoảng có thể được tìm thấy trên phương diện kinh tế vi mô hoặc thông qua các chỉ số kinh tế vĩ mô.
1.5.1. Về phương diện kinh tế vi mơ:
Đầu tiên là tình trạng “sức khỏe” của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Bản chất của hoạt động kinh doanh là chứa đựng rủi ro, do đó, việc các doanh nghiệp gặp phải rủi ro phá sản là điều dễ hiểu trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu như hàng loạt doanh nghiệp trong nền kinh tế đối diện với nguy cơ phá sản, có nghĩa là các chính sách điều hành nền kinh tế của chính phủ đang có vấn đề. Mặt khác, việc phá sản của hàng loạt doanh nghiệp sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho nền kinh tế, như tỷ lệ thất nghiệp, các khoản nợ khơng có khả năng chi trả, sản xuất trì trệ….
Kế đến, tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng là chỉ số cần được đặc biệt lưu ý, bởi vì hệ thống ngân hàng chính là nơi cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế. Những dấu hiệu cần lưu ý là mức lợi nhuận của ngân hàng, sự tăng nhanh của danh mục cho vay, tỷ lệ các khoản nợ vay khó địi cao, tỷ lệ tiền gửi giảm hoặc tăng đột ngột, tỷ lệ vay trên thị trường liên ngân hàng…
1.5.2. Về phương diện kinh tế vĩ mơ:
Có ba dấu hiệu báo trước một cuộc khủng hoảng là nền kinh tế tăng trưởng nóng và tỷ giá hối đối q yếu hoặc quá mạnh. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản, thu hút đầu tư nước ngồi. Cịn với tỷ giá hối đoái quá yếu hoặc quá mạnh trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng quá nóng sẽ thúc
đẩy các nhà đầu tư tăng lượng tiền vào những nơi sinh lợi nhanh và đầu cơ. Hai yếu tố trên thường dẫn đến hiện tượng bong bóng và nổ bong bóng giá tài sản, dẫn đến khủng hoảng tài chính.
Bên cạnh đó là những dấu hiệu như: cung tiền mặt dồi dào, quản lý lỏng lẻo, hệ thống ngân hàng yếu kém, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại hối mỏng, hệ thống thể chế chưa hiện đại.
Kết luận Chương 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý luận chung về khủng hoảng tài chính như: bản chất, nguyên nhân, các dấu hiệu…. Việc hiểu rõ về khủng hoảng tài chính sẽ giúp ích trong việc nhận diện sự hình thành của các “cơn bão tài chính” trong quá trình vận động của nền kinh tế. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày thực trạng nền kinh tế và phân tích những nguy cơ tiềm ẩn khủng hoảng tài chính tại Việt Nam.
20
CHƯƠNG 2
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN
Nền kinh tế Việt Nam đã bước vào một giai đoạn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn. Rủi ro có thể xuất phát từ cả bên trong nền kinh tế lẫn từ bên ngoài, khi mà nền kinh tế tồn cầu đang có những biến động khó lường. Nếu như những nguy cơ từ bên trong xuất phát từ nội tại nền kinh tế, đặc biệt là sự yếu kém của hệ thống tài chính, thì những nguy cơ từ bên ngoài lại xuất phát từ q trình hội nhập, mở cửa, tự do hóa tài chính, tự do hóa thương mại, hoặc do lây nhiễm khủng hoảng. Tuy độ mở của nền kinh tế Việt Nam đã tương đối cao, nhưng với các biện pháp kiểm soát vốn tương đối chặt chẽ, thị trường tài chính – tiền tệ cịn sơ khai và q trình tự do hóa thương mại, tự do hóa tài chính chưa diễn ra mạnh mẽ thì những nguy cơ đối với nền kinh tế Việt Nam chủ yếu do các nhân tố nội tại gây ra. Phần này của đề tài tập trung trình bày những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong nền kinh tế Việt Nam.
2.1. Nền kinh tế USD hóa:
Việt Nam hiện đang phải đối diện với tình hình USD hóa khơng chính thức, khi mà USD được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, phần lớn người dân đã quen với việc sử dụng đồng USD mặc dù Chính phủ đã có những quy định ngăn cấm như cấm niêm yết giá hàng hóa bằng USD, cấm dùng USD đối với hầu hết giao dịch trong nước. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là sự mất lòng tin vào VND của người dân Việt Nam trong bối cảnh lạm phát cao, VND liên tục mất giá và khả năng tiếp cận USD trên thị trường tự do, khơng thơng qua ngân hàng khá dễ dàng.
USD hóa, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn lạm phát cao, sẽ khiến cho mức cung tiền trong nền kinh tế trở nên khó dự báo hơn và việc
kiểm soát giao dịch thanh toán trong nền kinh tế trở nên khó khăn, dẫn đến việc tính tốn vịng quay tiền tệ khơng chính xác. USD hóa cịn khiến cho cầu ngoại tệ tăng gây sức ép đẩy tỷ giá lên cao, làm giảm giá trị VND và khiến cho cầu VND khơng ổn định. Như vậy, USD hóa có tác động khơng nhỏ đến hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.
Tuy nhiên, tác động nguy hiểm nhất của USD chính là khả năng Chính phủ khơng thể thực hiện tốt vai trị điều tiết tỷ giá, một khi lượng ngoại tệ trên thị trường tự do quá lớn, vượt quá khả năng tác động lên giá cả ngoại tệ trên thị trường của Chính phủ.
Ảnh hưởng của tình hình USD hóa đối với nền kinh tế cịn được thể hiện rõ hơn khi phân tích những rủi ro khác của nền kinh tế Việt Nam, như tình trạng thâm hụt cán cân thanh tốn.