Thực trạng quản lý và khai thác thủy sản tại các vùng đầm phá nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25)

Tuổi bình quân của chủ hộ ở Lộc Bình I là 44, và ở Vinh Hiền là 46. Điều này cho thấy hầu hết chủ hộ đều ở tuổi trung niên, có thời gian tham gia khai thác thủy sản lâu đời. Nó cũng cho thấy một xu hướng đó là những người trẻ không muốn sống dựa vào đầm phá ngày càng lớn, họ muốn đi nơi khác để làm ăn sinh sống hoặc làm nghề khác không phụ thuộc vào sơng đầm. Mặc dù độ tuổi trung bình cao nhưng trình độ văn hóa của người dân rất thấp, rất nhiều người cho biết họ không được đi học, nên hiện tượng mù chữ khá phổ biến. Đây là nguyên nhân hạn chế khả năng nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên đầm phá. Mặc khác, nó cịn ảnh hưởng đến khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, khả năng nuôi dạy và giáo dục con cái.

Là những cộng đồng có sinh kế dựa vào KTTS, nên việc đầu tư để mua sắm mới hay sửa chữa thay thế ngư lưới cụ và phương tiện đánh bắt là điều tất nhiên. Các hộ làm nghề sáo đều sở hữu một chiếc nooc máy có thể làm bằng gỗ hoặc nhơm trị giá trung bình mỗi chiếc nooc là 20 triệu đồng, và thêm một chiếc xuồng có thể là xuồng nan hoặc xuồng nhơm tùy vào từng hộ. Các hộ KTDĐ thì có thể dùng nooc (hộ làm hai nghề sáo và lừ) hoặc có thể dùng xuồng. Xuồng là phương tiện chính của các hộ làm nghề lưới. Đối với nghề lừ, ngư cụ chủ yếu là mua với giá vào khoảng 150.000 – 200.000 đ/cheo lừ. Trung bình một hộ có làm lừ đều sở hữu từ 80-100 cheo. Như vậy, số tiền đầu tư ban đầu để mua sắm ngư lưới cụ là khá lớn.

4.2. Thực trạng quản lý và khai thác thủy sản tại các vùng đầm phá nghiên cứu nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25)